Du lịch đến vùng đất Cố Đô Huế bạn không nên bỏ qua Lăng Tự Đức, một trong những kiến trúc tinh tế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình, được bao bọc bởi núi rừng khiến nhiều du khách say đắm khi ghé đến đây. Hãy cùng Digiticket khám phá những điều đặc biệt của Lăng Tự Đức Huế nhé!
1. Giới thiệu về lịch sử hình thành Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức hay còn có tên là Khiêm Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864. Đây là nơi mà vua Tự Đức xây dựng để nghỉ ngơi, thoát khỏi việc triều chính và an nghỉ khi tạ thế. Vua Tự Đức là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất thời nhà Nguyễn, ông trị vì 36 năm từ năm 1847 đến 1883.
Ảnh: @xuanquang
Lăng lúc mới khởi công xây dựng được vua Tự Đức đặt tên là Vạn Niên Cơ. Tuy nhiên, trong quá trình xây lăng công việc quá cực khổ, dân phu bị đánh đập tàn nhẫn nên đã gây nên cuộc nổi loạn Chày Vôi. Sau cuộc nổi loại vua Tự Đức đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình tạ tội. Năm 1873, Lăng Tự Đức Huế được hoàn thành.
Ảnh:@d.v.q
2. Kiến trúc độc đáo của Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức Huế được chia thành 2 phần chính là phần tẩm điện và lăng mộ. Các phần đều được bố trí song song với nhau. Bạn đi qua khỏi Khiêm Cung Môn sẽ là cửa tam quan hai tầng. Đây là phần công trình kiến trúc đẹp mắt nhất trong khuôn viên của lăng. Sau khi di chuyển qua Vụ Khiêm bà miếu thờ Sơn Thần khu điện thờ sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Ảnh: @whereizhanhan
Khiêm Cung Môn
Để bước đến Khiêm Cung Môn bạn phải đi lên những bậc cấp bằng đá. Khiêm Cung Môn sẽ hiện ra đối diện với hồ Linh Khiêm tạo ra một thế đối đẹp mắt. Khiêm Cung Môn là hành cung thứ hai của nhà vua. Cảnh sắc ở đây tựa như một bức tranh đầy màu sắc, điểm xuyến bởi những bông hoa sen trên mặt hồ.
Thêm vào đó là các cây cầu bắt ngang qua hồ nhỏ, những hàng thông xanh rì rào trong gió đem lại những trải nghiệm cực kì trong lành cho du khách. Tại đây bạn có thể có được những bức ảnh check - in đậm chất cổ trang và thơ mộng.
Ảnh: @meomuaa
Vào bên trong của Khiêm Cung Môn, bạn sẽ được tham quan không gian nghỉ ngơi và làm việc của vua Tự Đức. Sau đó, bạn có thể ghé sang nhà hát Minh Khiêm để xem trình diễn văn hóa - nghệ thuật, đây là nơi có nhiều dấu ấn văn hóa của đời vua Tự Đức nhất và là nơi khiến du khách vô cùng thích thú khi thưởng thức các buổi trình diễn hấp dẫn ở nơi đây.
Tiếp theo đó bạn hãy di chuyển đến khu lăng mộ để có thể chứng kiến tượng quan văn, quan võ dựng thành hai hàng rất hùng dũng, nơi đây được gọi là Bái Đình. Phía sau của Bái Đình chính là Bi Đình có tấm bia đá nặng khoảng 20 tấn, tấm bia này khắc bài Khiêm Cung Kí của vua Tự Đức. Khiêm Cung Kí được coi là cuốn tự truyện của vua về cuộc đời của ông. Phía sau tấm bia là hai trụ biểu lớn thể hiện sự mạnh mẽ, ý chí kiên cường của vua Tự Đức.
Ảnh: @ten_taste
3. Sơ đồ Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức Huế có tổng diện tích khoảng 12ha, gồm 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Hầu hết các công trình đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Lăng được chia thành hai khu vực chính là khu tẩm điện và khu lăng mộ. Hai khu vực này được bố trí song song với nhau, lấy núi Giáng Khiêm phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm chẩm và hồ Lưu Khiêm làm minh đường.
Ảnh: Sưu tầm
Khiêm Cung Môn là công trình hai tầng được thiết kế theo dạng vọng lâu nằm ở trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi mà vua Tự Đức nghỉ ngơi mỗi khi đến thăm. Chính giữa là điện Hòa Khiêm, lúc vua còn sống nơi đây là chỗ làm việc của vua còn hiện nay là nơi để thờ vua và hoàng hậu.
Điện Lương Khiêm
Điện Lương Khiêm nằm sau Điện Hòa Khiêm, ngày xưa đây là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà của vua. Sau này là nơi thờ của mẹ vua Tự Đức - Thái hậu Từ Dũ. Bên phải của điện là Ôn Khiêm Lương nơi cất giữ những đồ ngự dụng.
>>>>> Set kèo check in kiểu “ma mị” tại Lăng Minh Mạng Huế
Ảnh: @chuhy0910
Bên trái Điện Lương Khiêm là nhà hát Minh Khiêm, nơi vua thường xem hát. Đây là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam và rất đáng để bạn ghé thăm.
Đảo Tịnh Khiêm
Đảo Tịnh Khiêm là mảnh đất vua thường trồng hoa và nuôi thú khi ông cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vua thường đến đây để thưởng hoa, đọc sách, và làm thơ. Đặc biệt, ở đảo Tịnh Khiêm có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua kênh dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành. Phía sau khu tẩm điện là khu lăng mộ của vua Tự Đức.
Ảnh:@mr.kenn0910
4. Kinh nghiệm khám phá Lăng
- Giờ mở cửa:
-
- Mùa hè: 6h30 - 17h30
- Mùa đông: 7h00 - 17h00
- Vé tham quan: 100.000 VNĐ/ người lớn và 20.000 VNĐ/ trẻ em (đối với người nước ngoài 150.000 VNĐ/ người)
Thời điểm thích hợp thăm Lăng Tự Đức
Thời tiết ở Huế chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng ở Huế có nền nhiệt cao, nắng nóng kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 8. Mùa mưa ở Huế thường buồn và dai dẳng.
Theo kinh nghiệm khám phá Lăng Tự Đức Huế mà Digiticket tổng hợp được thì các bạn nên đi vào tháng 1 đến tháng 2, khoảng thời gian này Huế ít mưa và cũng chưa quá nóng. Đây là thời điểm lý tưởng để các bạn tham quan các di tích, lăng tẩm hoặc chùa chiền ở Huế.
Ảnh: @whereizhanhan
Cách di chuyển đến Lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức Huế cách trung tâm thành phố khoảng 6km vì vậy việc di chuyển đến lăng khá dễ dàng và thuận tiện. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc xe đạp đều được. Bạn nên chạy từ ga Huế theo hướng Bùi Thị Xuân, sau đó rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa đi thêm một đoạn và hỏi người dân đường đi đến lăng nhé.
Ảnh: @ngoctrannn
Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm khám phá Lăng Tự Đức Huế mà Digiticket đã tổng hợp được. Nếu có dịp ghé đến Huế thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá một công trình đẹp và mang nhiều ý nghĩa như thế này nhé. Chúc các bạn có một chuyến đi ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm: