Từ lâu, Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã được xem là hình tượng của thành phố biển. Nơi đây gây ấn tượng với lối kiến trúc người Chăm xưa đầy ấn tượng và màn biểu diễn múa dân tộc đặc trưng. Không những thế bạn có thể tìm thấy rất nhiều hoạt động thú vị khác khi đến với ngọn tháp ngàn tuổi này. Cùng Digi khám phá nào.
1. Xác định tọa độ Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tọa độ: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đỉnh đồi cao 10-12m kế bên dòng sông Cái Nha Trang. Ngọn tháp cách trung tâm Nha Trang khoảng 2km. Tên thường gọi cho tất cả dự án của công trình này là “Tháp bà Ponagar” nhưng đây vốn là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất với độ cao khoảng 23m.
Ảnh: @lisatian23
Từ thời xa xưa, người Chăm Pa ở Khánh Hòa thờ phụng vị nữ thần Ponagar, người chăm lo đời sống người dân và giúp họ có đất sinh sống, trồng trọt. Chính vì vậy, Ponagar được tôn là Thiên Y Thánh Mẫu, xếp vào hạng thượng đẳng thần, được người người thờ phụng.
Mỗi năm, đông đảo du khách ghé thăm Tháp Bà Ponagar và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo của người Chăm. Nơi đây được xem là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với thành phố xinh đẹp này.
Ảnh: @ngocamtu90_
>>> Update Khu vui chơi Vinpearl Nha Trang - Top hoạt động mới nhất 20212. Cách di chuyển đến Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Con đường dễ dàng đến với Tháp Bà Ponagar là đi theo đường Trần Phú, nằm ven biển Nha Trang, sau đó rẽ trái về hướng cầu Trần Phú, đi hết cầu rồi rẽ trái vào đường Tháp Bà ngay tại ngã ba đầu tiên. Đến nơi bạn sẽ được thấy khu du lịch Tháp Bà với tấm biển khá rõ và to.
Trên đường đi sẽ có ổ voi, ổ gà nên nếu mắc chứng say xe thì bạn nên mang theo vỏ cam quýt để “chữa cháy” hoặc chuyển sang đi bằng xe máy. Giá thuê một chiếc xe tại đây khá rẻ chỉ khoảng 120.000đ - 150.000đ tùy vào chỗ thuê.
Ảnh: @meow.babie
3. Khám phá vẻ đẹp của Tháp Bà
Được xem là công trình cổ của người Chăm Pa với kiến trúc độc đáo cùng với lịch sử của một vương triều huy hoàng, Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn có truyền thuyết ly kỳ được nhiều người truyền tai nhau.
Câu chuyện 1:
Truyền thuyết kể lại hai vợ chồng tiều phu làm rẫy trồng dưa nơi triền núi Đại An. Đến mùa có trái chín thì đều bị biến mất vô cớ. Ông lão rình và vô tình bắt gặp cô bé gái tầm 9-10 tuổi hái dưa, chơi đùa bên dưới ánh trăng. Nhìn thấy cô bé dễ thương, ông đem cô bé về nhà nuôi như con ruột.
Hôm đó, mưa to gió lớn, cô bé đã chất ba hòn dã sơn và hái hoa cắm lá vào rồi đứng ngắm đầy thích thú nhưng lại bị ông lão la rầy. Cô bé vốn là tiên nữ giáng trần nhớ đến chốn bồng lai, thấy khúc kỳ nam trôi nổi theo dòng nước bèn biến thân vào đó cho sóng đưa đi.
Người dân hiếu kỳ trông thấy khúc kỳ nam tốt bèn xúm vào khiêng nhưng nhiều người vẫn không thể khiêng nổi. Nghe tin đồn, Thái tử Bắc Hải liền đến xem thực hư, khi đưa tay nhấc thử thì thấy khúc gỗ nhẹ như giấy, bèn đem về hoàng cung và gìn giữ như báu vật.
Ảnh: @kinganguyen
Một đêm nọ, thái tử trông dưới ánh trăng thấp thoáng bóng người ngay ở nơi đặt khúc Kỳ Nam. Chàng tiến đến xem thì không thấy gì cả, chỉ vương lại mỗi mùi hương. Những đêm sau, thái tử theo dõi và đến một đêm chàng nhìn thấy một tuyệt thế giai nhân từ đó bước ra. Ngay lập tức, chàng ôm choàng lấy giai nhân.
Không kịp biến vào, giai nhân đành ở lại trong cung và nói tên mình là Thiên Y Ana. Thái tử tâu phụ hoàng cho xin cưới nàng làm vợ. Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, sinh ra đủ nếp đủ tẻ một trai một gái.
Một hôm, Thiên Y bế hai con nhập vào Kỳ Nam về lại ngôi làng cũ. Đến nơi nàng hay tin cha mẹ nuôi đã mất. Sau đó, Thiên Y xây mồ mả cho cha mẹ và sửa sang nhà cửa cho việc phụng tự.
Nhìn thấy người dân còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đề ra những lễ nghi… Từ đó ruộng nương tươi tốt, đời sống của nhân dân càng thêm khá giả. Đến ngày nọ, hai con chim hạc bay từ trên trời bay xuống và đưa Thiên Y trở lại trời. Nhân dân nhớ ơn, xây tháp tạc tượng thờ bà và dâng hoa vào mỗi 23/3 Âm lịch.
Bên cạnh chiếc cầu Bông xinh đẹp vẫn còn xóm Cồn, xóm Bóng đã đi vào thơ ca của nhiều thế hệ và tiếp tục nuôi sống những truyền thuyết về Tháp Bà linh thiêng. Vì vậy, đến Tháp Bà Nha Trang không chỉ ngắm cảnh đẹp mà còn ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và tâm linh thời xa xưa.
Ảnh: @q.phan89
>>> Du lịch Đảo Khỉ: review cực kỳ chi tiết thời điểm, giá vé, ăn uống...Câu chuyện 2:
Có một truyền thuyết khác của người chăm về nữ thần PoNagar. Nữ vương PoNagar hay Bà Đen (Thiên Y Thánh Mẫu Ana). Đây là vị thần tạo bởi mây trời và bọt biển, tạo ra trái đất, gỗ, cây cối và lương thực.
Nữ thần có 97 người chồng và có mỗi Po Yan Amo là người được bà tôn trọng nhất và có uy quyền lớn. Bà có 38 con gái đều là nữ thần, trong đó 3 người con được chọn làm thần bảo vệ được thờ phụng đến nay là Po Nagar Dara (nữ thần Kauthara, Khánh Hòa), Po Rarai Anaih (nữ thần Panduranga, Ninh Thuận) và Po Bia TiKuk (nữ thần Manthit, Phan Thiết).
Theo truyền thuyết thì ban đầu tượng nữ thần Thiên Y không có quần áo theo tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Chăm Pa. Nay thì tượng nữ thần đã có thêm lớp trang phục kiểu Phật giáo và ngôi đền cũng đặc biệt nổi tiếng với nhiều du khách.
Ảnh: @tmchaau
Tìm hiểu nét đẹp kiến trúc tại Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar Nha Trang thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm mỗi năm. Công trình đã có lịch sử tồn tại hơn 10 thế kỷ và tiêu biểu cho kiến trúc Chăm. Quần thể bao gồm 3 tầng, 4 tòa tháp lớn. Tuy đây chỉ là phế tích nhưng hình dáng, màu gạch đất nung vẫn thể hiện được nét bí ẩn về nền văn minh đã qua.
Ảnh: @chriswood8713
- Tầng 1: Điểm bắt đầu hành trình khám phá Tháp Bà Ponagar với lối đi và những bậc thang nối nhau đưa bạn đến tầng kế tiếp.
- Tầng 2: Tầng dành để nghỉ chân hay sửa sang trang phục, lễ vật trước khi dâng lên nữ thần Ponagar. Ở đây cũng có các khối trụ bát giác được xây từ gạch nung với rêu phong bám đầy uy nghiêm, đồ sộ.
- Tầng 3: Nơi đây có 2 tháp chính và ngọn tháp cao nhất là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar. Đây chính là nơi lý tưởng cho du khách du lịch mỗi khi đến với Nha Trang.
- Tháp chính: Lên đến tầng 3 thì bạn sẽ gặp Tháp chính nằm hướng Đông Bắc với độ cao 23m và bên trong thờ phụng nữ thần Ponagar. Tháp được thiết kế đặc sắc, thân tháp với 5 hàng trụ áp tường chạy dọc, 4 tháp thu nhỏ ở góc và 3 tầng mái, trên vòm thì có tấm phù điêu đá.
- Tháp Nam: Tháp lớn thứ hai với chiều cao 18m và được gọi là Tháp Ông, thờ thần Shiva (chồng nữ thần Ponagar).
- Tháp Tây Bắc: Tháp lớn thứ ba với chiều cao 9m và thờ phụng thần Ganesha (thần hạnh phúc, may mắn và trí tuệ). Theo truyền thuyết thì tháp Tây Bắc thờ con của thần Ponagar.
- Tháp Đông Nam: Tháp cuối cùng và nhỏ nhất với chiều cao 7m. Nơi đây thờ thần Skandha (con thần Shiva, vị thần của sức mạnh và chiến tranh).
- Bia Ký: Nơi đây có 4 tấm bia đá nói về truyền thuyết Thiên Y Ana (PoNagar) và được dựng lần lượt vào các năm 1856, 1871, 1972 và 2010.
Ảnh: @chriswood8713
4. Những trải nghiệm thú vị tại Tháp Bà
Tháp Bà Ponagar Nha Trang thường đông khách vào buổi chiều và khá ồn ào nên nếu muốn yên tĩnh hơn để chụp ảnh, thăm quan thì bạn có thể đi vào buổi sáng.
Check-in tại nhiều góc “cực nghệ”
Góc đẹp nhất để check-in chụp ảnh là Tháp Bà và Hòn Chồng. Ngoài ra các tòa tháp bằng gạch và đất nung sẽ tạo cho bạn những góc ảnh đẹp, rực rỡ nhất. Những phông nền như vậy sẽ cho team sống ảo tha hồ lưu lại vô số những bức ảnh đẹp mắt.
Ảnh: @lihgianggg
Tìm hiểu văn hóa đặc sắc của người Chăm Pa
Không chỉ thu hút bởi lối kiến trúc độc đáo, người Chăm Pa còn có văn hóa đặc sắc riêng. Nếu như bạn đến đây vào độ cuối tháng 3 Âm lịch từ ngày 21 đến 23 thì bạn có thể tham gia lễ hội Tháp Bà Ponagar (ngày Vía Bà) với những hoạt động văn hóa đặc sắc.
Ngày chính hội thì người dân sẽ thi nhau ra bờ sông Cái thả hoa đăng cầu nguyện những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến. Ngoài ra, bạn có thể xem những phần trình diễn múa Chăm Pa đặc sắc với điệu nhạc rất riêng.
Ảnh: @vudmt
Tắm bùn tại Tháp Bà Nha Trang
Với vị trí cách Nha Trang 7km về hướng Bắc, tắm bùn Tháp Bà hiện lên như ốc đảo xanh với không gian thư giãn. Nơi đây nằm trong số khu tắm bùn thành lập sớm tại Nha Trang, tắm bùn Tháp Bà là dịch vụ thu hút đông đảo du khách trải nghiệm.
Nguồn khoáng nóng tự nhiên chứa hàm lượng lớn khoáng giúp kích thích tuần hoàn máu và làm da dẻ mịn màng, tràn đầy sức sống. Bạn hãy thử nhắm mắt lại và cảm nhận về sự tuyệt vời khi có thể ngâm mình trong bùn, tận hưởng không gian yên tĩnh, lãng mạn tại đây.
5. Giá vé và giờ mở cửa Tháp Bà Ponagar
Giá vé vào tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang có giá 25.000đ/người. Trong đó, vé vào cửa là 22.000đ/người, vé giữ xe là 3.000đ/ xe máy.
Bạn chỉ cần mua vé mà không cần nộp thêm phụ phí nào để có thể thăm quan và tận hưởng điệu múa Chăm tại đây. Với các dịch vụ tắm bùn tại Tháp Bà sẽ có bảng giá riêng nhưng vẫn phù hợp túi tiền của mọi người.
Ảnh: @dang_minhtrang
7. Một số lưu ý khi tham quan Tháp Bà
Ảnh: @quynh.dooly
- Bạn không nên vứt rác bừa bãi hay dùng lời nói thô tục khi đến với nơi linh thiêng như Tháp Bà PoNagar.
- Muốn ăn nhiều món ngon rẻ thì bạn có thể đi vào buổi chiều tối.
- Để có thể tắm bùn, massage hay xông hơi thì bạn nên đi vào buổi sáng.
- Nhớ đem mũ và kính râm để dùng khi trời nắng.
- Mặc đồ dài, tránh quần áo hở vai, quần/váy cao trên đầu gội khi tiến vào điện thắp hương. Bạn có thể thay đổi sang áo lam bên ngoài nếu lỡ diện trang phục quá ngắn.
- Nếu muốn xem đoàn múa thì bạn nên đi vào buổi chiều.
- Nhớ tuân thủ các bảng chỉ dẫn, thông báo và không được tạo dáng phản cảm ở đây.
Mong rằng bạn đã có cho mình những kinh nghiệm hữu ích cho chuyến thăm quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang sắp tới. Chúc bạn có được hành trình khám phá thực sự vui vẻ và thú vị.
Đọc thêm:- Lưu gấp kinh nghiệm du lịch Nha Trang tự túc từ dân thổ địa
- Chia sẻ kinh nghiệm du lịch suối Ba Hồ Nha Trang chi tiết nhất