Thành phố Nha Trang xinh đẹp là một trong những địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn có dịp thăm quan thành phố biển thì đừng bỏ qua Viện Hải Dương học Nha Trang nhé. Đây là một điểm tham quan kỳ bí đầy hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới thành phố này. Cùng Digiticket khám phá nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về Viện Hải Dương học Nha Trang
Ảnh: Sưu tầm
Viện Hải Dương học Nha Trang là nơi nghiên cứu đời sống của động vật và thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang. Đồng thời, là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ảnh: @phuongsama
Đến với Viện Hải dương học Nha Trang, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Bảo tàng sinh vật biển với hơn 23.000 mẫu vật của trên 5.000 loại sinh vật biển và nước ngọt. Tất cả mẫu vật được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm qua cùng với những mẫu vật sống được nuôi trong các bể kính.
2. Cách di chuyển đến Viện Hải Dương học Nha Trang
Để đến với Viện Hải Dương học, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt. Xuất phát từ quảng trường 2/4 bạn chạy xe máy về phía Đông khoảng 6 km là sẽ tới Viện. Còn nếu bạn lựa chọn đi xe buýt thì bạn có thể đón chuyến xe số 4 tại trung tâm hoặc biển Phạm Văn Đồng. Trạm cuối của chuyến xe này chính là Viện Hải Dương học nên bạn không cần phải canh chừng bến.
>>> Tổng hợp mới nhất 12 hãng taxi Nha Trang an toàn chất lượng, giá tốt3.Viện Hải Dương học thu hút du khách vì điều gì?
Thủy cung thu nhỏ ở trên cạn
Ảnh: @tang.phuc2205
Đến với khu nhà kính của Viện Hải Dương học, du khách sẽ được ngắm nhìn những loại san hô, tảo biển và những đàn cá nhiều màu sắc. Khu này bao gồm 100 bể kính nhỏ và 5 bể kính lớn. Trên nền xanh của nước biển, các gam màu xen kẽ với nhau tạo nên khung cảnh lung linh và sống động.
Chiêm ngưỡng bộ xương hóa thạch "khủng"
Có lẽ khu thu hút tầm mắt du khách nhất khi đến với Viện Hải Dương học chính là nơi trưng bày bộ xương hóa thạch cực lớn này. Tại đây có 3 bộ xương hóa thạch khổng lồ được đặt trong không gian rộng khoảng 200m2. Bộ lớn nhất là của loài cá Voi lưng gù với chiều dài 18m và nặng 10 tấn. Bộ xương này vốn bị chôn vùi hơn 200 năm dưới lòng đất ở Đồng bằng sông Hồng trước khi phát hiện.
Ảnh: @nguyenkhaitrung
Mẫu hóa thạch tiếp theo là bộ xương của cá Nạng Hải với chiều dài 3,5m, rộng 5m và nặng gần 1 tấn. Mẫu hóa thạch còn lại là bộ xương của loài Bò biển - loài cá đang có nguy cơ tuyệt chủng. Loài này trước kia thường bị nhầm là nàng tiên cá. Ngoài ra ở đây còn có các mẫu hóa thạch khác như trai khổng lồ, cá tầm,...
Khu trưng bày các sinh vật biển
Khi đến khu trưng bày các loại sinh vật biển, du khách sẽ phải ngỡ ngàng trước hơn 23.000 mẫu sinh vật thuộc hơn 5.000 loài sinh vật được sưu tầm và lưu giữ tại đây. Trong đó có rất nhiều mẫu quý hiếm như cá Vua, hải cẩu, cá Tầm, cá mặt trăng đuôi nhọn, cá Ông Chuông,...
Ảnh: @im.lucass
Các mẫu sinh vật ở đây không chỉ đến từ Việt Nam mà còn từ các vùng biển của Thái Lan, Campuchia và một số nước lân cận khác. Nơi đây được sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất" nước ta từ năm 2012.
>>> Rủ nhau khám phá Thủy Cung Trí Nguyên Nha Trang tuyệt đẹpKhu trưng bày tài nguyên biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa
Thuộc khuôn viên của Viện Hải Dương học, công viên Trường Sa là công viên duy nhất trưng bày các tài nguyên biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa ở nước ta. Công viên có diện tích khoảng 300 m2 bờ biển và 3.100 m2 diện tích mặt nước. Ngoài ra ở đây còn có khu trưng bày riêng các mẫu vật ở trong nhà.
Ảnh: @viviphuong0811
Trên bờ biển tọa lạc một số hiện vật đặc trưng như cột mốc chủ quyền, ngọn hải đăng, cây bàng vuông, bản đồ địa hình đáy Trường Sa,... Dưới biển là hệ sinh thái san hô đa dạng, phong phú về thành phần loài và có lịch sử hình thành từ lâu đời.
Khu bể nuôi ở ngoài trời
Ảnh: Sưu tầm
Viện Hải Dương học Nha Trang có khu bể nuôi ở ngoài trời rộng 5.000 m2 gồm các hồ nuôi hơn 300 loại sinh vật quý như cá đuối, cá mú, cá mập, cá chình, rùa biển, san hô, tôm hùm,... Những bể nuôi này vừa là tài nguyên du lịch, vừa giúp giới thiệu những tri thức về biển đến với học sinh, sinh viên.
4. Thời gian mở cửa và giá vé
Viện Hải Dương học mở cửa từ 6h00 tới 18h00 tất cả các ngày trong tuần. Viện sẽ nghỉ lễ vào 3 mùng của Tết Nguyên đán và một số ngày lễ khác theo quy định của Nhà nước.
Ảnh: @vikatarabutina
Giá vé vào tham quan tại Viện Hải Dương khá rẻ. Với mức giá dành cho người lớn là 40.000 đồng/người, đối với học sinh, sinh viên là 20.000 đồng/người và đối với trẻ em là 10.000 đồng/người.
5. Một số lưu ý khi tham quan Viện Hải Dương học
Khi tới tham quan Viện Hải Dương học tại Nha Trang, bạn phải lưu ý những điều sau đây:
- Đọc kỹ các yêu cầu tại các khu trước khi vào và tuân thủ theo những yêu cầu đó.
- Không được cho sinh vật ăn các thức ăn mà bạn đem theo.
- Đảm bảo vệ sinh chung và không được vứt rác bừa bãi.
- Khi tham quan tại các khu lưu giữ mẫu vật, bạn không nên tự tiện chạm vào hay đùa giỡn bởi vì rất dễ gây đổ vỡ.
Song hành với những bãi biển đẹp, Viện Hải Dương học Nha Trang cũng là chốn đến tuyệt vời bạn nên ghé thắm. Nhất là những tín đồ yêu mến và thích khám phá những điều bí ẩn về đại dương.
Bài viết bạn quan tâm:- Du lịch đảo Hòn Tre Nha Trang ăn gì, chơi gì, ở đâu chi tiết nhất
- Check in “cực đỉnh” tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang