Cao Bằng là nơi tụ họp rất nhiều di tích lịch sử gắn liền với quá khứ hào hùng của dân tộc. Đến với các di tích ở Cao Bằng bạn không chỉ tìm về với lịch sử mà còn có cơ hội khám phá thiên nhiên vô cùng hùng vĩ. Dưới đây là tất tần tật những kinh nghiệm du lịch Cao Bằng cho bạn tham khảo nhé!
Du lịch Cao Bằng đẹp nhất vào thời gian nào?
Thời tiết Cao Bằng rất rõ rệt 2 mùa mưa, nắng. Mùa mưa là thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng là bạn nên chọn đi vào mùa khô, nhất là vào thời điểm tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Thác Bản Giốc nổi tiếng ở Cao Bằng cực kì đẹp, hùng vĩ vào thời gian này.
Còn nếu bạn chủ ý muốn đi Cao Bằng để ngắm hoa tam giác mạch, hãy đi vào khoảng tháng 11 hàng năm. Đây là mùa hoa nở rộ chẳng khác nào rừng hoa tam giác mạch ở Hà Giang.
Ảnh: @thuongdinh97
Hướng dẫn đường đi đến Cao Bằng
Cao Bằng được đánh giá là vùng có địa hình khá phức tạp. Nếu đi theo đường bộ, chỉ có thể di chuyển theo đường quốc lộ 3, 34, 4A và 4C nên bạn hãy lưu ý một số kinh nghiệm di chuyển như sau:
- Đi phượt Cao Bằng:
Bạn có thể sử dụng xe máy, xe ô tô cá nhân di chuyển từ thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3, qua Thái Nguyên. Đoạn đường này có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên, Bắc Kạn và khám phá hồ Ba Bể. Bạn cũng có thể chọn hướng đường Quốc Lộ 4, lộ trình đi Lạng Sơn, kết hợp di chuyển du lịch Mẫu Sơn, rồi đi dọc Đông Khê, sang Thất Khê để đến Cao Bằng.
Đường đi khá khó khăn nên nếu bạn lựa chọn phương án này nên chuẩn bị hành trang, tu sửa phương tiện cá nhân, vững tay lái và đem theo bản đồ nhé!
- Sử dụng phương tiện công cộng:
An toàn và giá rẻ nhất là bạn bắt xe khách giường nằm, lộ trình Hà Nội – Cao Bằng. Tại bến xe Mỹ Đình có rất nhiều nhà xe uy tín như: xe Hoàng Long, Thanh Ly, Ngọc Hà, Vĩnh Dung, Thuận An Limouse... Thời gian di chuyển kéo dài khoảng 8 tiếng, sau đó bạn có thể tiếp tục thuê xe máy để khám phá mảnh đất Cao Bằng.
Ảnh: @huyenbibii
Kinh nghiệm lưu trú ở Cao Bằng
Du lịch Cao Bằng cũng có rất nhiều cơ sở lưu trú cho bạn lựa chọn. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở đây ước tính có tới hơn 2300 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao cho bạn chọn lựa. Giá phòng ở đây cũng khá rẻ, chỉ khoảng 300.000 đồng – 500.000 đồng/ đêm là bạn đã có thể tận hưởng nghỉ ngơi ở phòng đầy đủ tiện nghi.
Homestay là loại hình lưu trú được rất nhiều người ưa chuộng nhờ ưu điểm giá rẻ, gần gũi với thiên nhiên. Digiticket sẽ gợi ý cho bạn một số homestay đẹp dưới đây nhé:
- Homestay Primrse Cao Bằng ở số nhà 18, Hồng Việt, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng. Homestay có các phòng đôi, phòng tập thể diện tích khoảng từ 25m2 trở lên, tiện nghi đầy đủ. Giá chỉ từ 150.000 đồng/ đêm.
- Homestay Cao Bang Eco Homestay ở Sông Bằng, thành phố Cao Bằng. Homestay hài hòa với thiên nhiên, có nhiều loại phòng cho bạn lựa chọn. Nội thất đơn giản nhưng khá bình yên, giá thành rẻ chỉ từ 120.000 đồng/ đêm trở lên.
- Homestay Lương Sơn Ecolodge ở tổ 10, xóm Tả Lái Làng, Gia Cung, Thành phố Cao Bằng. Homestay đẹp, giá thành phải chăng, nằm ở vị trí đẹp ngay trung tâm thành phố. Giá chỉ từ: 160.000 đồng/ đêm trở lên.
Bạn hãy cân nhắc chi phí du lịch để lựa chọn nơi nghỉ dưỡng phù hợp nhất nhé!
Ảnh: @ellie_dang94
Top 15 địa điểm du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua
Tạo hóa ban tặng cho Cao Bằng thiên nhiên đẹp, nhiều thác nước hùng vĩ. Digiticket tổng hợp cho bạn 15 địa điểm du lịch Cao Bằng hấp dẫn nhất như sau:
Bản đồ du lịch Cao Bằng
1.Di tích lịch sử quốc gia Pác Bó
Pác Bó nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 50km. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng nhất ở Cao Bằng, nơi gắn liền với năm tháng kháng chiến chống Pháp (941 – 1945) của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quân dân Cao Bằng.
Từ hang Pác Bó, Bác đã viết nên cuốn lịch sử Đảng và các cuốn tài liệu đánh du kích, huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ. Bắt đầu từ năm 1971, nơi đây trở thành khu di tích được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Từ năm 1975, Bộ Văn hóa đã công nhận Pác Pó là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Ghé thăm Pác Bó, bạn không thể bỏ lỡ một số địa điểm như:
- Suối Lê – Nin: Có màu nước xanh như ngọc rất đẹp nằm giữa núi rừng. Men theo dòng suối mát là hang Cốc Bó – nơi Bác sinh hoạt và làm việc, bãi Cò Rạc, hang Bo Bam, suối Nậm. lán Khuổi Nậm, bàn đá... Thiên nhiên ở đây rất thanh bình, đậm chất thơ.
- Hang Cốc Bó: Hang núi này nằm ngay bên sườn núi Các Mác. Đi xuyên qua hang có thể thấy con đường dẫn sang biên giới. Hang rộng khoảng 15m3, từng là nơi Bác sinh sống, làm việc. Năm 1979, chính phủ Mỹ nổ mìn phá hang, đến nay hang đã được trùng tu và đi vào tham quan.
- Núi Các Mác: Ngọn núi hùng vĩ nơi Bác đã làm việc và sinh sống.
- Cột mốc 108: Hiện nay là cột mốc 675 – cột mốc biên giới Việt Trung, cao khoảng 70 cm, được khắc bằng tiếng Pháp và tiếng Trung.
- Lán Khuổi Nặm: Rộng khoảng 12m2, thiết kế theo kiểu nhà sàn chia làm 2 gian, nằm trong vùng địa thế thuận lợi rất khó phát hiện.
- Nhà ông Lý Quốc Súng: Đây là nhà sàn được xây dựng từ năm 1937 – nơi Bác Hồ đã ở lại khi mới trở về Việt Nam.
Ảnh: @linhchimm
2. Di tích rừng Trần Hưng Đạo
- Địa chỉ: xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng
Du lịch Cao Bằng đừng bỏ qua di tích rừng Trần Hưng Đạo là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy thành lập nên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (sau là Quân đội Nhân dân Việt Nam) năm 1944.
3. Di tích đồn Phai Khắt
- Địa chỉ: xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Thành phố Cao Bằng
Đây là di tích chỉ cách rừng Trần Hưng Đạo khoảng 7km. Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp, di tích này là nơi đội Việt Nam Tuyên Truyền giải phóng quân diễn ra trận đấu đầu tiên.
4. Mộ anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
- Địa chỉ: Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, Việt Nam
Kim Đồng sinh năm 1929, tên thật là Nông Văn Dền. Kim Đồng là đội trưởng Đội nhi đồng cứu quốc, đã đánh lạc hướng của Việt Minh để bảo vệ cán bộ. Kim Đồng hi sinh vào tuổi 14, cho đến nay vẫn là người anh hùng nhỏ tuổi được lịch sử ghi tên.
Ảnh sưu tầm
5. Di tích chiến dịch Biên giới 1950
- Địa chỉ: xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 cách trung tâm thành phố khoảng 60 km, theo đường Quốc lộ 4. Di tích được đưa vào hoạt động từ năm 2004 để nhớ thương về lịch sử hào hùng của quân dân Cao Bằng và lãnh tụ trong kháng chiến chống Pháp.
6. Thác Bản Giốc
- Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua Thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc là dòng thác lớn nằm giữa bên giới Việt – Trung. Từ dưới chân thác có thể thấy được nơi giáp ranh với Quảng Tây – Trung Quốc. Thác Bản Giốc được bắt nguồn từ dòng chảy của sông Quây Sơn, uốn lượn qua các cánh đồng, qua nhiều bãi ngô rồi trở lại đường biên giới và tách thành nhiều nhánh nhỏ.
Lòng thác rộng tới 35m. Đây là một trong 4 thác nước lớn nhất thế giới nằm tọa lạc giữa nhiều quốc gia. Thác không chỉ đẹp mà còn gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về tình yêu của cô gái Tày rất huyền bí.
Ảnh: @juliette110492
7. Hang Ngườm Pục
- Địa chỉ: xã Lê Lợi, huyện Thạch An, thành phố Cao Bằng
Hang Ngườm Pục là hang núi đá nằm giữa thành phố Cao Bằng và Lạng Sơn. Hang có độ sâu lên tới 100m, bên trong có núi đá nhiều hình thù đa dạng rất bắt mắt.
8. Động Ngườm Ngao
- Địa chỉ: xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Động Ngườm Ngao có chiều dài lên tới 2144m, được chia làm các cửa: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Động bao gồm 3 khu: Tứ trụ thiên đình, trung tâm và kho báu, với lớp thạch nhũ vàng rực, đủ màu sắc sặc sỡ.
Ảnh: @_gimanuel_
9. Chùa Phật Tích
- Địa chỉ: TL 211, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam
Chùa Phật Tích nằm cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500m. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng gần với biên giới. Kiến trúc chùa thiết kế có Tam quan, tượng Bồ Tát, nhà Tam Bảo, nhà thờ tổ... Nơi đây còn lưu giữ đền thờ Nùng Trí Cao – anh hùng lịch sử ở Cao Bằng.
10. Đèo Mã Phục
- Địa chỉ: xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, thành phố Cao Bằng
Đèo Mã Phục nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 22km. Đèo Mã Phục chỉ dài khoảng 3,5 km, cao tới 700m, nằm uốn lượn giữa 7 tầng dốc núi đá vôi trông tựa như 2 con ngựa. Đây là đa điểm di sản địa chất được UNESSCO công nhận.
Đèo Mã Phục mang vẻ đẹp hấp dẫn. Mùa xuân là những cánh đồng lúa xanh trải dài. Mùa đông Đèo Mã Phục ngập tràn sắc hoa tam giác mạch. Đến với đèo Mã Phục bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ẩm thực đặc sắc của mảnh đất Cao Bằng.
Ảnh: @thuongdinh97
11. Làng Rèn Phúc Sen
- Địa chỉ: xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Làng Rèn Phúc Sen nổi tiếng với nghề rèn cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng với nghề thủ công rèn dao, búa, liềm và các dụng cụ nông nghiệp.
Làng Rèn Phúc Sen còn có đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao rộng tới 2ha cho bạn tham quan.
12. Hồ Thang Hen
- Địa chỉ: xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Hồ Thang Hen cũng là điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch Cao Bằng. Hồ có độ cao lên tới hàng nghìn mét so với mặt biển. Hồ Thang Hen là một trong số 36 hồ lớn ở huyện, nằm bao bọc giữa núi non hùng vĩ. Hồ có dạng hình thoi, có chiều rộng từ 100 – 300m, chiều dài có thể lên tới 1000m. Nước hồ lúc nào cũng có màu xanh ngọc bích bắt mắt.
Ảnh: @_lk.9x
13. Thác Nặm Trá
Thác Nặm Trá nằm trên núi Mắt Thần, chỉ cách Hồ Thang Hen 2 km. Thác Nặm Trá có diện tích nhỏ hơn thác Bản Giốc nhưng hùng vĩ, đẹp và hoang sơ không kém.
Hồ Nặm Trá nằm bên dưới thác, rộng tới 15ha, bao bọc xung quanh là những ngọn núi, nương ngô tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Thác Nặm Trá còn được mệnh danh là tuyệt tình cốc Cao Bằng, đem đến khung cảnh cực đẹp để chụp choẹt.
14. Vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén
- Địa chỉ: Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Phia Oắc – Phia Đén là khu bảo tồn có tổng diện tích hơn 10ha nằm trải dài trên 5 xã thuộc huyện Nguyên Bình. Nơi đây có tới hàng trăm loài thực vật quý hiếm, trong đó có ít nhất 66 loài bướm rất đa dạng.
Ngôi biệt thử cổ ở Phia Oắc – Phia Đén được xây dựng từ thời kì Pháp thuộc vào cuối thế kỉ XIX. Ban đầu nơi đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp chuyên phục vụ sĩ quan, binh lính. Kiến trúc của biệt thự rất đẹp, được đánh giá là khu nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất thời bấy giờ. Ngay cạnh đó còn có biệt thự liền kề, biệt thự độc lập và khu Nhà Đỏ kiến trúc rất đẹp đang chờ bạn khám phá.
Món ngon khi đi du lịch Cao Bằng không thể bỏ lỡ
Du lịch Cao Bằng nên ăn gì? Đừng bỏ qua top những món ngon hấp dẫn dưới đây nhé!
- Bánh coóng phù:
Đây là loại bánh tương tự như bánh trôi, được tạo nên từ bột gạo nếp. Nhân bánh có lạc rang, đường và hạt vừng, ăn thơm và bùi.
- Bánh cuốn:
Bánh cuốn Cao Bằng là đặc sản bạn đừng bỏ lỡ. Bánh cuốn ngon làm từ gạo dẻo thơm. Quy trình làm bánh từ ngâm gạo, làm bột bánh cho đến tráng bánh đều rất kĩ lưỡng.
Khi nếm thấy vỏ bánh dai, bên trong có nhân thịt băm, trứng gà. Độc đáo nhất là bánh cuốn ăn cùng với nước dùng chua ngọt làm từ xương ninh kĩ trộn với thịt băm và hành hoa ăn rất khác biệt so với bánh cuốn miền xuôi.
Ảnh: @thucvacam
- Bánh áp chao:
Bánh áp chao nhìn rất giống bánh rán của miền Bắc nhưng phần nhân làm từ thịt vịt. Vì vậy, bánh còn có tên gọi là bánh vịt chao. Vỏ bánh làm từ hỗn hợp đậu tương, gạo tẻ, gạo nếp được chọn lọc, đem xay rồi trộn và nhào nặn. Bên trong là thịt vịt, được rán trên chảo dầu sôi ăn mùa đông rất hợp vị.
- Bánh trứng kiến (Pẻng Rày):
Bánh trứng kiến là đặc sản của người Tày ở Cao Bằng. Chỉ khi du lịch Cao Bằng vào tháng 4 – tháng 5 bạn mới được thưởng thức loại bánh đặc biệt này. Nhân trứng non được làm nhân bánh, bên ngoài bọc bột nếp nương và lá cây vả. Trứng kiến được phi thơm, kèm với lạc rang, thịt băm, lá kiệu khiến chiếc bánh có vị béo ngậy rất hấp dẫn.
- Phở chua:
Phở chua cũng là món đặc trưng của ẩm thực Cao Bằng. Bát phở chua có đủ các loại: thịt ba chỉ rán giòn, khoai tàu cắt sợi, gan lợn, dạ dày lợn luộc, thịt vịt quay thái mỏng. Bánh phở vừa ngọt vừa dẻ, khi chan với nước sốt ăn rất đã.
Phở chua còn ăn kèm với rau thơm, dưa chuột, các loại mùi, húng, đậu phộng. Sốt phở chưa cực kì đặc biệt, làm từ hành tỏi phi thơm, nước vịt quay, đường, mắm. Đây là món phở nguội chứ không phải phở nóng như miền xuôi.
Ảnh: @daolinh.278
- Vịt quay 7 vị:
Đặc sản Cao Bằng có món vịt quay 7 vị. Người dân địa phương đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để tạo nên món vịt quay này.
- Lợn sữa quay:
Lợn sữa chỉ nặng 4 – 6kg được dùng để quay bằng than hoa. Lợn sữa nhồi lá mác mật ở bên trong, sau đó quay đều trên bếp than hồng. Khi ăn thấy phần da giòn tan, phần thịt vừa chín tới, ngọt thịt hấp dẫn.
- Bò gác bếp:
Du lịch Cao Bằng đừng bỏ qua món bò gác bếp. Ở Cao Bằng nuôi rất nhiều bò. Đây là đặc sản vừa mềm, vừa ngọt và hấp dẫn nhờ các gia vị tẩm ướp không lẫn đi đâu được.
- Xôi trám Cao Bằng:
Món xôi trám được tạo nên từ gạo nếp thơm và quả trám rừng. Khi ăn thấy vị bùi và béo rất lạ.
Ảnh: @pisu.la
- Cá Trầm Hương (Bản Giốc)
Du lịch Cao Bằng nhất là khi đến với thác Bản Giốc đừng bỏ qua cá trầm hương. Thịt của chúng cực kì thơm ngon do ăn rễ và lá của cây trầm hương. Món cá nướng này sẽ thoang thoảng mùi hương trầm khiến bạn khó có thể quên được.
- Rau dạ hiến:
Đây là rau rừng đặc sản của Cao Bằng được mọc dại trên các cây gỗ. Mùa xuân là mùa của rau dạ hiến, xào với lòng bò, lòng gà hay thịt bò rất đã.
Đi Cao Bằng mua gì về làm quà?
Du lịch Cao Bằng bạn đừng bỏ lỡ các đặc sản làm quà cho người thân dưới đây:
- Miến dong Phia Đén:
Đặc điểm sợi miến dong to, không bóng, nguyên chất làm từ củ rong giềng. Khi nấu lên sợi miến dai, không dính và nát như các loại khác.
Ảnh: @quynhanhmun2015
- Hạt dẻ Trùng Khánh:
Hạt dẻ to bằng ngón chân cái, vỏ mỏng, bên trong nhân vào vàng sẫm, ăn rất bùi và ngậy. Đem về bạn nên luộc chín hoặc khía để rang, hoặc cũng có thể lọc phần thịt để làm các món hầm với xương, móng giò rất bổ dưỡng.
- Lạp xưởng hun khói:
Lạp xưởng Cao Bằng được tuyển chọn kĩ từ thịt băm ngon, tẩm ướp các loại gia vị, nhồi trong lòng non rồi đem phơi dưới nắng, sau đó tiếp tục gác bếp hun khói.
Ảnh: @an_vat_ong_beo_205
- Mận Bảo Lạc:
Chỉ dịp đầu năm bạn mới có cơ hội mua mận Bảo lạc về làm quà cho người thân. Mận có đặc điểm vỏ bóng, to, ăn rất ngọt.
- Lê Đông Khê:
Lê Đông Khê được xem là đặc sản quý của Cao Bằng, quả to, ngọt và giá rất rẻ, chỉ khoảng vài chục nghìn/ kg.
- Bánh khảo:
Đây là loại bánh được ví như lương khô của người Tày, Nùng. Bánh khảo đa phần được làm trong những ngày Lễ, Tết.
Ảnh: @am_thuc_vietnam
Một số lưu ý khi đi du lịch Cao Bằng
Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng là bạn cần phải đặc biệt chú ý đến một vài phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, tránh những điều kiêng kị như:
- Nếu bạn đến nhà ai đó thấy cầu thang của nhà họ có cành lá xanh, đừng cố bước vào trong, vì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang không muốn tiếp đón người lạ.
- Nhà của người dân tộc ở Cao bằng thường có bàn thờ ngay giữa cửa chính đi vào. Bạn không nên đến gần, không sờ tay hay đặt bất kì vật dụng nào lên đó. Đặc biệt nữ giới không được phép ngồi quay lưng vào khu vực bàn thờ.
- Đối với người dân tộc Nùng, họ thường đặt ống hương ở ngay ngoài sàn để thể hiện quan niệm cúng ma gầm sàn, bạn đừng đến gần ống hương nhé!
- Người Tày ở Cao Bằng lại có tục thờ ma bếp lửa, vì thế bạn không nên to tiếng hoặc cười nói to bên bếp lửa.
Bài viết là 1001 những kinh nghiệm du lịch Cao Bằng bạn cần phải biết. Chúc bạn có những kỉ niệm thú vị với mảnh đất hùng vĩ nhưng không kém phần nên thơ này nhé!