Tuy không phải là một thành phố lịch sử nhưng Đà Nẵng vẫn có một số bảo tàng lưu giữ lại rất nhiều hiện vật trong đó phải kể đến Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Đây được xem là bảo tàng nghệ thuật điêu khắc nơi trưng bày hiện vật Chăm cực kỳ quy mô, cùng Digiticket khám phá về công trình kiến trúc này nhé.
1. Giới thiệu về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
- Địa chỉ: 02 đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng
- Giờ mở cửa: 07h30 - 11h00 và 13h00 - 17h00 hàng ngày
- Số điện thoại: 02363572935
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng có tên đầy đủ là Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được những người Pháp yêu khảo cổ học xây dựng vào cuối thế kỉ 19. Những di vật về nghệ thuật của Chăm Pa ở các tháp, thành luỹ Chăm được tìm thấy, sưu tập và di chuyển về nói đây để trưng bày, tạo nên một bảo tàng văn hoá người Chăm vô cùng quy mô mà chúng ta thấy ngày hôm nay.
Ảnh: Sưu tầm
Bảo tàng được chính thức đi vào xây dựng từ năm 1915 và hoàn tất sau 4 năm với 160 cổ vật điêu khắc. Được xây dựng bởi kiến trúc sư người Pháp nên bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng mang một vẻ đẹp hài hoà giữa kết hợp nét cổ kính của kiến trúc Chăm Pa và phong cách của Pháp. Vì thế, nơi đây trở thành một bảo tàng có kiến trúc vô cùng độc đáo và ấn tượng.
Bảo tàng nằm ngay khu trung tâm Đà Nẵng gần những tuyến đường rất nhộn nhịp và cây cầu được rất nhiều du khách ghé thăm - Cầu Rồng - nên cực kỳ thuận tiện cho các du khách viết lịch trình thăm thú Đà Nẵng.
Ảnh: Sưu tầm
Từ khi xây dựng tới nay Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng đã trải qua 1 lần mở rộng vào năm 1930, 1 lần tu bổ vào năm 2005 và một lần trùng tu vào năm 2019, bảo tàng vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên sơ vốn có nhưng lại càng có tính liên kết hơn trong việc sắp xếp các hiện vật và phương hướng thăm quan cho du khách.
Khám phá ngay những khu du lịch đep - độc - lạ khác tại Đà Nẵng:- Khu du lịch sinh thái Suối Lương Đà Nẵng – vẻ đẹp nên thơ giữa núi rừng
- Review Bảo Tàng tranh 3D Đà Nẵng Art In Paradise ‘không thể chi tiết hơn’
2. Đường đi Bảo tàng nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Nằm ngay trên ngã tư trung tâm thành phố Đà Nẵng ngay phía đối diện cầu rồng nằm trên cung đường 2 tháng 9 rất rộng rãi, bảo tàng Chăm Đà Nẵng có diện tích cực kỳ rộng rãi có thể nói là chiếm cả 2 mặt đường.
Ảnh: Sưu tầm
Từ sân bay bạn chỉ cần đi thẳng tới bảo tàng điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng bằng taxi, xe bus hoặc qua grab xe máy hoặc ô tô để có thể biết được giá cả trước khi tới, chỉ mất khoảng 5- 10 phút để bạn di chuyển từ sân bay đến bảo tàng. Khoảng cách từ bảo tàng tới bến xe hay bến cảng chỉ có 10km.
Xe xích lô đặc biệt được du khách yêu thích và lựa chọn rất nhiều để có thể chầm chậm ngắm nhìn thành phố trên đường tới điểm đến tiếp theo.
3. Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc ở bảo tàng Chăm pa Đà Nẵng
Hiện tại bảo tàng trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến kiến trúc Chăm và được thể hiện theo từng chuyên đề riêng biệt với số hiện vật lên đến con số gần 2000 món. Vì thế, bước vào nơi đây bạn như đi xuyên qua quá khứ nhìn về lịch sử phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm, cũng thông qua đó có thể nhìn thấy sự phát triển về kinh tế, tôn giáo cũng như văn hoá của vương quốc Champa.
Không gian Bảo tàng Chăm Đà Nẵng được thiết kế hài hoà, đầy đủ ánh sáng cùng với nước sơn màu trắng càng tôn lên các hiện vật được trưng bày. Đồng thời, nơi đây có khá nhiều phòng trưng bày nghệ thuật mà ta phải kể đến như:
3.1 Gian trưng bày thường xuyên
Ảnh: Sưu tầm
Phòng trưng bày Trà Kiệu trưng bày những hiện vật điêu khắc đá như các mảnh vỡ của đài thờ, phù điêu trang trí và một chiếc linga được tìm thấy tại khu di tích Trà Kiệu ở Quảng Nam - Nơi được một số nhà nghiên cứu xác định từng là kinh đô của vương quốc Champa. Hiện vật ở khu di tích Trà Kiệu rất sống động và mềm mại, quả thực nghệ thuật điêu khắc rất tuyệt vời.
Phòng trưng bày Mỹ Sơn đang trưng bày những hiện vật từ nơi từng được xem là trung tâm tín ngưỡng của Champa. Trước đây Mỹ Sơn có trên 70 ngôi tháp dùng để thờ thần Siva. Hiện vật ở đây được trình bày theo các nhóm theo từng phong cách, thể hiện được quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Ảnh: Sưu tầm
Phòng trưng bày Đồng Dương là nơi trưng bày các hiện vật liên quán đến tín ngưỡng Phật giáo của Champa. Tới đây bạn có thể thông qua các hiện vật nhìn về nguy nga, tráng lệ Phật giáo tại Champa. Những hiện vật này cũng cho chúng ta thấy được Phật Giáo của Champa có một số nét ảnh hưởng từ nước lân cận như: Trung Quốc, Ấn Độ tuy nhiên vẫn giữ được nét độc đáo và ấn tượng của nghệ thuật Chăm.
Phòng trưng bày Tháp Mẫm có không gian khá rộng rãi với những bức tượng điêu khắc hình thú, người và một số hình ảnh điêu khắc nghệ thuật khác. Nghệ thuật điêu khắc đến giai đoạn này mang đậm sự phức tạp, tỉ mỉ trong từng hiện vật tuy nhiên lại thiếu đi vẻ mềm mại vốn có.
Phòng trưng bày Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trưng bày một số hiện vật điêu khắc và một số văn bia được phát hiện ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ảnh: Sưu tầm
Những hiện vật được tìm thấy ở Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương, An Sơn, Khuê Trung,... được trưng bày tại Phòng trưng bày Đà Nẵng thể hiện được quá trình phát triển kinh tế ở vương quốc Champa tại nơi đây.
Ngoài các hiện vật được trưng bày tại các phòng Trà Kiệu, phòng Mỹ Sơn và phòng Đồng Dương, bảo tàng còn thiết kế riêng một phòng trưng bày Quảng Nam để trưng bày những hiện vật tới từ Khương Mỹ, An Mỹ, Phú Hưng, Chiên Đàn. Phòng này mang du khách đến với sự đa dạng trong phong cách của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Ảnh: Sưu tầm
Vũ nhạc cung đình hay durga được phát hiện ở Đông Phúc, Phú Thọ, Cổ Lũy, Châu Sa tại tỉnh quảng ngãi, nên bảo tàng Chăm đã dành riêng một phòng trưng bày Quảng Ngãi để trưng bày những hiện vật này.
Ngoài ra bảo tàng còn có phòng trưng bày Bình Định - Kon Tum, phòng trưng bày Văn khắc dùng để trưng bày những hiện vật được phát hiện ra tại Bình Định, Kon Tum và những bản văn vô cùng quan trọng thường được khắc lên các bia đá.
3.2 Gian trưng bày chuyên đề
Ngoài phòng trưng bày thường xuyên, bảo tàng cũng sắp xem thêm những phòng trưng bày chuyên đề để du khách có thể có cái nhìn tổng quát cũng như riêng rẽ khi cần nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật điêu khắc Champa hay đơn giản chỉ muốn ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật được những nghệ nhân đại tài tạo nên và được lưu giữ cho tới bây giờ.
Ảnh: Sưu tầm
Gốm Sa Huỳnh - Champa: Gốm Sa Huỳnh là một trong những hiện vật có sự kết nối giữa Sa Huỳnh và Champa. Nơi đây trưng bày những mộ chum được dùng để mai táng trước đây, đồ trang sức bằng thuỷ tinh và những đồ dùng được làm bằng gốm - được cho là có liên kết với Champa và văn hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Chăm Ninh Thuận: Là nơi lưu giữ, trưng bày những hiện vật như những trang phục, trang sức,... của nền văn hoá Chăm tại Ninh Thuận.
Ngoài ra, bảo tàng đã tổ chức trưng bày chuyên đề về Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ (2011 - 2018), Trưng bày ảnh: Bảo tàng Điêu khắc Chăm: 100 năm xây dựng và phát triển, Trưng bày Kho mở để tạo điều kiện hết mức cho các du khách có thể tiếp cận một cách dễ dàng, gần gũi nhất đối với các hiện vật.
4. Giá vé bảo tàng Chăm Đà Nẵng
Mức giá vé tham quan Bảo tàng Chăm Đà Nẵng 60.000 đồng/người/lượt. Đặc biệt, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên thì giá vé chỉ 5.000 đồng/người/lượt và miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi.mở
Ảnh: Sưu tầm
5. Nội quy tham quan Bảo tàng văn hoá Chăm Đà Nẵng
Để các du khách có thể đến nơi đây và có những trải nghiệm tốt nhất trong việc chiêm nghiệm về văn hoá Champa thì bảo tàng đã tạo nên những phòng trưng bày rộng rãi khiến cho bạn phải thốt lên wow khi tham quan bảo tàng một cách tuần tự nhất.
Vào thăm Bảo tàng người Chăm Đà Nẵng, bạn lưu ý tuân thủ các quy định sau:- Khách vào tham quan phải xuất trình vé tham quan Bảo tàng. Trang phục gọn gàng, lịch sự.
- Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các chất độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác vào Bảo tàng.
- Không mang hành lý có kích thước lớn vào Bảo tàng. Các loại hành lý xách tay trên 03kg phải gửi tại quầy để hành lý (tiền và những vật phẩm có giá trị cao cần đem theo người).
- Không hút thuốc, mặc áo mưa, ăn uống trong các phòng trưng bày. Giữ vệ sinh chung và bỏ rác đúng nơi quy định. Không bán hàng rong trong khuôn viên Bảo tàng.
- Không mang theo băng rôn, biểu ngữ, vật nuôi vào Bảo tàng. Không gây ồn ào khi tham quan Bảo tàng.
- Không sờ vào hiện vật, không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày hiện vật trong Bảo tàng.
- Không sử dụng chân máy ảnh, đèn flash để chụp ảnh. Các chương trình quay phim, chụp ảnh đặc biệt phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bảo tàng.
- Không tự ý tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ trong khuôn viên Bảo tàng khi chưa được sự cho phép của Lãnh đạo Bảo tàng.
- Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả... trong khuôn viên Bảo tàng.
- Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra tổn thất cho Bảo tàng.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo dịch vụ thuyết minh điện tử sử dụng tai nghe cũng như dịch vụ thuyết minh cho đoàn để có thể có một chuyến tham quan hoàn hảo nhất. Nhưng nhớ là bạn phải liên hệ trước 3 ngày nhé.
Hy vọng, những thông tin mà chúng mình tổng hợp được về bảo tàng Chăm Đà Nẵng trên đây đã giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công trình kiến trúc này nhé. Chúc bạn và người thân có chuyến đi vui vẻ nhé.
Gợi ý tham quan dành cho bạn:
- Lịch trình Tour Đà Nẵng Hội An 3 ngày 2 đêm cực rẻ cực hot