Chùa Nôm Hưng Yên một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại mảnh đất phố hiến. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Nôm vẫn lưu giữ lối kiến trúc cổ xưa và thu hút đông đảo du khách tới tham quan dịp đầu xuân. Cùng theo chân Digiticket khám phá về chùa Nôm Hưng Yên qua bài viết sau đây nhé!
1. Lịch sử về chùa Nôm Hưng Yên
Chùa Nôm thuộc quần thể di tích tại làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa còn được các vị cao niên gọi với cái tên khác là Linh Thông Cổ Tự. Theo thông tin được khắc trên bia đá trong chùa, ngôi đại tự này được xây dựng vào những năm 1680 dưới thời Hậu Lê, gắn liền với thời hoàng Kim của Phật Giáo Việt Nam.
Ảnh: @tminii_
Chùa Nôm mang một vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng, đặc biệt là nét kiến trúc cổ xưa được thể hiện trong từng chi tiết. Mặc dù trải qua nhiều biến động, thăng trầm nhưng sau khi tu sửa, hiện nay, ngôi chùa đã trở nên khang trang, đẹp đẽ hơn. Vào mỗi dịp năm mới, chùa là điểm đến hành hương, tham quan của rất nhiều du khách và phật tử trên cả nước.
Ảnh: @tongquangbinh_199
2. Gợi ý di chuyển đến chùa Nôm
Một trong những ưu điểm của Chùa Nôm là khá gần Hà Nội, chỉ cách khoảng 30km nên việc di chuyển rất nhanh và bằng nhiều phương tiện khác nhau.
- Di chuyển bằng xe cá nhân
Từ Hà Nội, chỉ cần đi dọc theo quốc lộ 5 là đến địa phận tỉnh Hưng Yên. Đến trung tâm huyện Văn Lâm, di chuyển thêm 3km là đến làng Nôm. Vì chùa Nôm nằm sâu trong làng, đường vào chùa khá nhỏ và ngoằn ngoèo, nên chọn di chuyển bằng xe máy là cách thuận tiện nhất
Ảnh: Sưu tầm
- Cách di chuyển bằng xe buýt
Đi xe bus, bạn chọn tuyến 208 Hà Nội - Hưng Yên khởi hành từ bến Giáp Bát đến ngã tư Như Quỳnh. Sau đó tiếp tục bắt chuyến xe bus Lương Tài 01 của tỉnh Hưng Yên, dừng tại ngã rẽ vào làng Nôm. Đến điểm dừng, bạn đi bộ thêm vài trăm mét là đến nơi.
3. Chùa Nôm thờ ai?
Chùa Nôm có ban chính là nơi thờ Đức Phật, Quan Âm Bồ Tát ở lầu Quan Âm, chùa cũng thờ những vị thần linh khác như: Đức Ông, thánh mẫu,… Cùng hàng trăm pho tượng với các vị thần khác như: Thập Bát La Hán, Bát Bộ Kim Cương...
4. Tại sao lại gọi chùa Nôm là báu vật cổ?
Vẻ đẹp cổ kính và kiến trúc ấn tượng
Chùa Nôm mang trên mình vẻ đẹp bề thế và cổ kính, kiến trúc chùa được thiết kế theo hình chữ Đinh mang ý nghĩa kiên định, kiên cố. Tổng diện tích khuôn viên chùa rộng 8ha bao gồm các công trình với lối kiến trúc độc đáo như: vườn tháp và lầu Quan Âm. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh chùa cũng mang đập nét đẹp của làng quê thanh tịnh, trù phú.
Ảnh: @35nautneyugn
Bởi sự sáng tạo và công phu trong lối kiến trúc nên chùa Nôm đã gây ấn tượng với nhiều du khách thập phương. Phần mái chùa Nôm lợp bằng mái cong, mang màu sắc trầm của gỗ, xung quanh chạm trổ những hoa văn tinh xảo đầy kỳ công. Đặc biệt, đỉnh chóp mái còn được đắp phù điêu rồng tinh tế, thể hiện sự tài hoa nghệ thuật của người nghệ nhân xưa. Riêng đặc điểm này đã có thể tôn vinh nét cổ kính mà sang trọng trăm năm tuổi của chùa Nôm rồi!
Sau cánh cổng chùa là lầu chuông và lầu trống được xây dựng đối diện nhau. Cạnh lầu chuông là hồ nước xanh, tô điểm cho không gian yên bình. Nổi bật giữa mặt hồ thanh tịnh là Lầu Quan Âm đẹp tựa một đóa sen trắng khổng lồ.
Ảnh: Sưu tầm
Hệ thống 122 bức tượng phật có tuổi đời lâu năm
Đến thăm chùa Nôm Hưng Yên, bạn không chỉ cảm nhận cảnh sắc thanh tịnh của những ngôi chùa cổ mà còn được chiêm ngưỡng nhiều di vật quý báu. Đặc sắc nhất chính là 122 pho tượng bằng đất nung có tuổi đời hàng trăm năm, với các kích thước khác nhau, có bức tượng cao đến tận 3m.
Ảnh: @seudaudo
Dọc theo hành lang của chùa và phía sau hậu cung, bạn có thể chiêm ngưỡng các pho tượng đất nung cổ như: tượng A Di Đà, Phật bà, Tam thánh, Tam thế, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán,... Ngoài ra, còn có những bức tượng miêu tả rõ nét quá trình phát triển của Phật giáo qua những giai đoạn trong cuộc đời. Bạn có thể chiêm ngưỡng những pho tượng này trong không gian linh thiêng của Tòa Tam Bảo.
Khu vực Cổng tam quan
Muốn vào chùa, bạn sẽ phải đi qua cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng. Đây là cây cầu có tuổi đời hơn 200 năm in bóng dưới dòng sông Nguyệt Đức. Bước qua cầu, đặt vào tầm mắt của du khách chắc chắn sẽ là cánh cổng tam quan được xây dựng hoành tráng, cổ kính. Đây cũng là địa điểm được nhiều du khách check-in khi đến chùa. Cổng tam quan của ngôi đại tự này từng được mệnh danh là cánh cổng tam quan to và cao nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Ảnh: Sưu tầm
Cổng tam quan của chùa Nôm được làm hoàn toàn bằng gỗ nâu, bên trên mái đỏ hình vảy cá mang đặc trưng của chùa cổ vùng đồng bằng Bắc bộ. Trải qua nhiều lần chùa được tu bổ, kiến trúc cổng tam quan vẫn giữ nguyên vẹn vẻ ngoài, lưu giữ dấu ấn đậm nét của chùa Nôm.
Tham quan khu vườn tháp cổ kính
Sau khi dâng hương, bạn có thể vãn cảnh tại khu vườn tháp cổ của chùa. Khu vườn tháp cổ có tất cả 8 tháp, đều gồm 3 tầng đồ sộ. Phía trước chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp chuông cổ cao 3 tầng nằm ở bên phải, đối diện khu lầu trống. Tháp chuông ở chùa Nôm được làm hoàn toàn bằng gỗ với thân cột kèo lớn, vững chắc, được chạm trổ hoa văn tinh tế và chi tiết.
Ảnh: @peidie1303
Nếu muốn đến lầu Quan Âm để chiêm bái, dâng hương, bạn phải đi qua cây cầu đá hình cánh cung. Phía trước lối dẫn lên cầu là nơi đặt hai Tháp Cửu Phẩm Liên Hòa được tạo hình từ chất liệu đồng.
5. Lễ hội chùa Nôm diễn ra vào thời gian nào?
Những ngày đầu xuân, chùa có rất nhiều hoạt động, nghi lễ truyền thống được tổ chức long trọng. Hội chùa Nôm trùng với dịp lễ lớn của làng, diễn ra vào ngày mùng 10, 11, 12 tháng Giêng hàng năm.
Đến chùa vào dịp này, du khách có thể tham dự, chiêm ngưỡng ngày lễ rước nước, nghi thức bao sái cho thành hoàng, được tổ chức một cách long trọng. Những nghi thức trong phần lễ đều thực hiện một cách uy nghi, theo đúng với truyền thống từ xa xưa. Kết thúc phần lễ, nhà chùa cũng tổ chức tiệc cỗ chay để mời các phật từ và du khách gần xa đã về dâng hương, tham quan chùa.
6. Một số lưu ý khi đến chùa ngày đầu năm
Chùa Nôm dịp đầu xuân diễn ra nhiều lễ hội và hoạt động long trọng, cũng vì thế mà rất nhiều du khách thập phương đổ về. Trong dịp lễ hội đầu xuân năm mới này khi đến chùa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau nhé:
- Khi vào chùa, bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự, không mặc các bộ đồ hở hang, phản cảm, không đúng thuần phong mỹ tục.
- Chú ý lời nói, không tụ tập gây mất trật tự nơi cửa chùa.
- Sắm lễ viếng chùa cầu an, cầu may tùy theo lòng thành tâm, tuy nhiên khi sắm lễ dâng lên Phật thì không dâng lễ mặn vào các ban thờ phật, tránh làm ô uế nơi linh thiêng.
- Khi vào chùa, bạn nên đi vào theo 2 lối cửa phụ, không nên đi theo lối cửa chính.
Hy vọng, bài viết trên giúp bạn có chuyến du xuân tại Hưng Yên thêm thú vi và ý nghĩa. Hãy ghé thăm chùa Nôm để tìm được sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong tâm hồn và cầu chúc bình an cho gia đình vào dịp đầu năm mới nhé.
Ảnh đại diện thuộc bản quyền: Hoa Vũ
Xem thêm bài viết: