Nền ẩm thực Huế rất đa dạng một trong số đó chúng ta phải kể đến món ăn cung đình Huế. Nếu như trước đây, món ăn này chỉ có trong lăng tẩm vua chúa thì giờ đây đã xuất hiện nhiều trong các hàng quán. Nếu bạn đang tò mò về các món ăn này thì cùng Digiticket tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu về món ăn cung đình Huế
Món ăn cung đình đã có từ rất lâu đời, chỉ có trong các lăng tẩm của vua chúa. Người dân thường ít khi được thưởng thức những món ăn đặc sản cao cấp này. Theo như tìm hiểu, những món ăn này được xuất hiện từ năm 1802, với nguồn nguyên liệu quý, trải qua quá trình chế biến khá cầu kỳ và tỉ mỉ.
Món ăn được làm ra như một môn nghệ thuật với sự trình bày đẹp mắt, hương vị thơm ngon. Và quan trọng là phải có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết.
Trong ẩm thực cung đình, "Bát trân" là cụm từ chỉ 8 món ăn: nem công, chả phượng, yến xào, da tay ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi và thịt chân voi. Đa phần các món trong "Bát trân" đều sử dụng các loại động vật trân quý, nên chỉ còn vài món được sử dụng cho đến ngày hôm nay.
2. Khám phá những món ăn cung đình Huế nổi tiếng nhất
Nem công
Nem công được chế biến rất cầu kỳ, trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay điêu luyện của người đầu bếp mà món ăn trở nên hấp dẫn và bắt mắt. Phần đầu công được cắt tỉa tinh xảo từ các loại củ.
Thời xưa, món nem công được làm từ thịt công thật, thịt công dâng vua được lựa chọn những loại chất lượng. Để làm được món nem công, thịt đùi công được giã cho nhuyễn trộn cùng các gia vị tính nóng như giềng, tỏi, tiêu,..Ảnh: Sưu tầm
Thịt công cứ thế lên men vi sinh và tự chín, sẽ được phục vụ vua ngay sau đó mà không cần qua các công đoạn nấu nướng.
Trong thịt công có thành phần giúp giải độc tố trong máu rất tốt, nên đây là món ăn hàng đầu trong việc bảo vệ nhà vua khỏi những cuộc ám sát - chuyện thường xảy ra trong chốn cung đình bí hiểm.
"Nem công" là mảnh ghép đầu tiên trong bộ đôi "Nem công - chả phượng", từ lâu đã đứng đầu trong đội ngũ món ăn cung đình Huế. Tuy nhiên, ngày nay chim công hay khổng tức là một loài quý hiếm, cấm săn bắt, nhưng đến Huế bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn này tại các nhà hàng sang trọng.
Chả phượng
Món ăn cung đình Huế thứ 2 mà chúng tả phải kể đến chính là Chả Phượng. Đây được xem là một đặc sản của vua chúa thời xưa, được chế biến từ loài chim Phương hiếm có. Phượng - loài chim thần thoại và quý hiếm của Á Đông, ít ai biết rằng Phượng là con đực và cái là con Hoàng.Ảnh: Sưu tầm
Khi chế biến món nem Phương, thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối và hấp lên. Cũng như mảnh ghép còn lại của mình - nem công - thịt phượng có dược tính tốt bảo vệ sức khỏe.
Ngày nay, món ăn cung đình Huế này có nguyên liệu từ chả và trang trí như một chú phượng đẹp mắt, sống động.
Yến xào
Ảnh: Sưu tầm
Yến - là tổ của loài chim hải yến, Việt Nam ta may mắn là một trong 8 đất nước trên thế giới sở hữu tổ yến, vậy nên đây là một nguyên liệu vô cùng quý giá và "đắt xắt ra miếng".
Yến xào có công dụng điều hòa khí huyết, dưỡng nhan, tốt xương, kéo dài tuổi thọ,... kể cả trong thời nay hay ngày xưa, đây đều là thần dược trong sức khỏe.
Tổ yến thường được chưng với đường phèn hoặc kết hợp với các vị thuốc bắc và hạt sen để tăng tính chữa bệnh. Chính vì thế, món ăn cung đình Huế này không chỉ được vua mà các vị hoàng hậu, nương nương, phu nhân, tiểu thư đều yêu thích.
Da tây ngưu
Tây ngưu (hay còn gọi là tê ngưu chính là loại tê giác) là loại xấu xí, sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn cây cỏ có gai. Da của chúng rất cứng và dày, duy nhất ở nách có một đám da rất mỏng, vì vậy nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy mới làm con vật chết.
Ảnh: Sưu tầm
Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Ngày này, món ăn này không được phục vụ vì vấn đề bảo tồn, chỉ được nhắc đến trong những câu chuyện xưa.
Bàn tay gấu
Ảnh sưu tầm
Một món ăn nữa tượng trưng cho sự quyền lực hùng mạnh của bậc đế vương chính là món tay gấu. Gấu thường xem là ác mộng của nhiều thợ săn bởi độ khó cao và nguy hiểm. Xưa kia, Gấu - đực gọi là bi, cái gọi là hùng - là loài vật to lớn, hung dữ.Tương truyền rằng, lúc đói ngay ngủ đông, chúng thường liếm hai chi trước của mình để qua cơn đói. Món tay gấu được làm khá kỹ lưỡng, đế có món ăn dâng vua chúa các đầu bếp cần phải làm sạch lông gấu sau đó hầm cùng nhiều vị thảo dược quý hiếm.
Ngày nay, nạn sắn bắn gấu lấy mật đang là vấn đề rắc rối với nhiều quốc gia đang bảo tồn loài động vật này.
Gân nai
Tiếp theo trong danh sách món ăn tiến vua mà ta phải kể đến là gân nai. Vì nai loài động vật quý hiếm, khó khăn bắt, nên đây cũng là nguyên liệu quý hiếm được dùng để chế biến các món ăn cung đình xưa.
Giống nai đực có gạc, vào tiết hạ chí, sừng non thường rụng gọi là lộc nhung, là một vị thuốc có tác dụng tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực, điều hòa sức khỏe.
Ảnh: Sưu tầm
Gân nai là loại nguyên liệu vô cùng quý, công đoạn chế biến thì cầu kỳ:
- Sử dụng lửa thui đùi nai, sau đó cạo cho sạch lông rồi luộc mềm với nước.
- Dùng dao nhọn tách phần gân ra khỏi bắp thịt.
- Gân ngâm vào trong nước hỗn hợp muối và giấm để tạo độ trắng.
- Cắt khúc, hầm chung với tôm khô, chả lụa, măng củ đậu,...trong nước hầm gà đã nêm gia vị.
Thịt chân voi
Ảnh sưu tầm
Món cuối cùng trong danh sắc món ăn cung đình Huế mà chúng ta phải kể đến nữa là chân voi. Nhiều người cho rằng thịt voi rất nhạt nhẽo thế nhưng phần chân voi khá hấp dẫn, có thể chế biến thành món ăn độc đáo dâng lên vua chúa.Phần chân voi có một lớp thịt gân mềm, khi chế biến sẽ được làm sạch, tỉ mỉ qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên, thời xưa voi là phương tiện đi lại của vua chúa nên người ta chỉ lấy nguyên liệt từ những con voi đã chết.
Trà cung đình Huế
Trà cung đình Huế là loại trà chỉ có ở Huế bao gồm 16 vị, được phục vụ dưới triều nhà Nguyễn. Mỗi một vị trà đều có hương vị và công dụng riêng, chúng được làm từ những thảo dược thiên nhiên quý hiếm.
Ảnh: Sưu tầm
Khi pha trà, ta sẽ kết hợp các loại thảo dược khác nhau theo một định lượng nhất định, mùi vị trà thơm ngon, không chỉ giúp người uống thư thái, mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một số thành phần có trong trà cung đình Huế như: táo đỏ, hoa cúc, mướp đắng, tâm sen, hoa nhài, cam thảo...3. Thưởng thức món ăn cung đình Huế ở đâu?
Vừa để quảng bá cho du lịch, vừa lưu giữ những truyền thống tốt đẹp, rất nhiều nhà hàng phục vụ món ăn cung đình Huế có thể kể đến như sau:
Cung đình Tịnh Gia Viên
- Địa chỉ: 7/28 Lê Thánh Tôn, Phú Hậu, thành phố Thừa Thiên Huế
- Số điện thoại: 0234 3522 243
- Giờ mở cửa: 11:00 - 22:00
- Giá khoảng: 250 - 350.000 VND/set/người
Ảnh sưu tầm
Nhắc tới nhà hàng nổi tiếng ở Huế, cái tên đầu bảng chắc chắn là Cung đình Tịnh Gia Viên. Nhà hàng có thực đơn đa dạng như: nem công chả phượng, tôm hấp hình lân, tôm sú hấp hành, chim phụng hoàng bay qua hải đảo,... đã cộng tác với hơn 300 hãng lữ hành quốc tế và nội địa.
Đặc biệt, khi bạn đặt suất "Cơm cung đình Đại nội", bạn sẽ được mặc trang phục vua chúa, ngồi ngai vàng và có các tì nữ, thái giám phục vụ, tái hiện hoàn toàn khung cảnh trang nghiêm cung đình.
Thường vào buổi tối không cố định sẽ có biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế, nếu bạn muốn thưởng thức thì có thể đặt trước với nhà hàng.
Điểm cộng về không gian lớn nhất của Tịnh Gia Viên là khu vườn rộng trang trí 400 bông sai, tạo cảm giác thư thái và quý tộc cho thực khách.
Một số nhà hàng khác
Tên | Địa chỉ | Số điện thoại | Thời gian mở cửa | Giá cả |
Nhà hàng Cung Đình | 03 Nguyễn Sinh Sắc, Vỹ Dạ, Vĩ Dạ TP Huế, Thừa Thiên Huế | 0234 3812 761 | 11:30AM - 9:00P.M | 500.000+/2 người |
Nhà hàng Không gian xưa | 205 Điện Biên Phủ, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế | 093 528 81 92 | 9:00A.M - 9:00P.M | 200.000+/2 người |
Nhà hàng Lá Thông (La Pines Restaurant) | 94 Minh Mạng, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế | 0234 3896 538 | 9:00A.M - 20:00P.M | 200.000+/ 2 người |
Nhà hàng Chân Dồi | 65 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế | 0234 3886 296 | 8:00A.M-11:00P.M | 200+/2 người |
Lưu ý:
- Trước khi đến nhà hàng, bạn nên gọi điện để xác nhận xem nhà hàng hôm đó có phục vụ hay không
Món ăn cung đình Huế là nét độc đáo trong văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Ghé chân đến thành phố xinh đẹp bên dòng sông Hương này, bạn đừng quên thưởng thức hương vị cung đình có một không hai này nhé!
Đọc thêm: