Phố cổ Hội An là một trong những địa điểm du lịch ấn tượng nhất miền Trung. Mới đây, UNESCO đã công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới, khi giữ vẹn nguyên kiến trúc của một thương cảng xưa. Hôm nay, hãy cùng Digiticket tìm hiểu những thông tin về phố cổ Hội An nhé.
1. Lịch sử hình thành của phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Nam. Nhờ vào yếu tố địa lý thuận lợi mà Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây tụ hội những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc, các nước phương Tây trong suốt thế kỉ 16 và 18.
Ảnh: @hoiantown
Từng sầm uất là thế, nhưng Hội An đã bị lãng quên suốt 100 năm. Vào cuối thế kỉ 19, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cửa biển Cửa Đại bị bồi cạn khiến thuyền trọng tải lớn không thể vào cảng Hội An. Phố Hội lúc này chỉ còn là một thị trấn nhỏ nằm im lặng bên sông Thu Bồn.
Ảnh: @kym_thetufit
Mãi cho đến thế kỉ 21, phố cổ Hội An gây chú ý khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đấy trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất miền Trung, là cảnh đẹp Hội An thu hút du khách thập phương.
Đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch nổi tiếng Hội An:- Kinh nghiệm du lịch Biển Cửa Đại Hội An đầy đủ và chi tiết nhất
2. Kiến trúc nhà cổ Hội An hàng nghìn năm tuổi
Điểm đặc biệt và giá trị nhất ở phố cổ Hội An chính là kiến trúc. Nơi đây lưu lại nguyên vẹn dấu tích của nhiều quốc gia khác nhau. Trong quá khứ, nhiều thương buôn người Hoa, người Nhật đã đến đây định cư.
Ảnh: @rodri_aranda
Họ xây dựng nhiều cửa hiệu, đại lý và nhà ở mang phong cách kiến trúc đa dạng như Việt, Nhật, Trung. Có công trình mang dáng dấp của cả ba nền văn hóa. Ngoài các công trình kiến trúc cổ Hội An của các nước châu Á, thì tại Hoài Phố cũng xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Pháp.
Ảnh: @nathanbinhhuynh
Du khách có thể ghé thăm các nhà cổ như Tần Ký, Phùng Hưng, Quân Thắng. Những ngôi nhà này có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Cấu trúc các nhà được phân chia làm ba không gian chính: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng.
3. Hướng dẫn di chuyển tới đô thị cổ Hội An
Cách di chuyển đến Hội An
Nếu từ thành phố Đà Nẵng đi về Hội An du khách sẽ có hai hướng di chuyển:
- Hướng 1: Đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27 km đến đường Vĩnh Điện. Sau đó rẽ trái thêm 10 km là đến Hội An.
- Hướng 2: Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, đi về phía đường biển Võ Nguyên Giáp. Từ đó, bạn chỉ việc đi thẳng theo đường tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An khoảng 30 km. Sau khi thấy tấm biển báo Hội An bạn chỉ việc rẽ vào theo phía tay phải.
Ảnh: @september.22th
Du khách có thể bắt xe bus Đà Nẵng chạy tuyến Đà Nẵng - Hội An với mức giá rất rẻ, chỉ 15.000 đồng/chuyến. Ngoài ra thì Đà Nẵng có rất nhiều hãng taxi cho du khách lựa chọn. Nếu bạn đi đặt xe taxi 2 chiều sẽ có mức giá là 600.000 đồng. Còn đối với những du khách thích phiêu lưu, tự mình khám phá thì có thể thuê xe máy.
Ảnh: Sơn Đoàn, Huy Lee
Cách di chuyển tham quan phố cổ Hội An
Để bảo tồn vẹn nguyên các giá trị lịch sử của các di sản Hội An, và tạo không gian tham quan cho du khách mà phố cổ Hội An cấm di chuyển bằng xe máy. Vì thế, khi đến đây du khách có các cách di chuyển đặc thù hơn.
- Xe đạp: Du khách có thể thuê xe đạp ở các cửa hiệu đầu phố cổ. Đạp xe vòng quanh con phố, đón những làn gió mơn man kẽ lay qua tán cây, du khách sẽ được tận hưởng một Hội An trong lành và yên bình. Giá thuê một chiếc xe đạp theo ngày là 50.000 đồng/ngày.
- Xích lô: Xe xích lô là một nét văn hóa du lịch đã cũ và vẫn được Hội An sử dụng vì chủ trương khu phố không có động cơ xe máy. Xích lô hiện là phương tiện chủ yếu để đưa đón khách tham quan Hội An. Giá cho 1 chuyến tham quan là 150.000 đồng/giờ.
- Đi bộ: Đi bộ chính là cách tận hưởng vẻ đẹp Hội An một cách trọn vẹn nhất. Du khách có thể đi bộ, tản mát bên bờ sông Hoài, chui vào những ngõ ngách nhỏ, chụp ảnh với những bức tường rêu phong cổ kính.
4. Du lịch phố cổ Hội An chơi gì?
Khi du lịch tại Hội An, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian kiến trúc cổ điển mà còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm thú vị.
Ngồi thuyền thả đèn hoa đăng
Thả đèn hoa đăng là hoạt động thường niên của phố cổ Hội An về đêm. Lễ thả đèn được diễn ra vào những ngày mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc sông Hoài trở nên lung linh, huyền ảo bởi ánh sáng từ những chiếc đèn hoa đăng được thả dập dềnh trên mặt nước.
Ảnh: @phamvunguyen1988
Đến với Hội An dịp này, du khách sẽ không khỏi xao xuyến bởi cảnh đẹp trước mắt. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền chèo dọc sông Hoài, cùng bạn bè, gia đình hay người yêu thả hoa đăng, gửi gắm ước nguyện về một tương lai hạnh phúc.
Checkin bức tường hoa giấy - vẻ đẹp của Hội An
Có thể nói phố cổ Hội An là khu phố của những chùm hoa giấy. Loài hoa này được trồng ở rất nhiều góc trên hiên nhà, bờ tường, hoặc là cả chỗ nghỉ ngơi. Nếu du khách đến với Hội An vào dịp tháng 3 đến tháng 6 sẽ được chiêm ngưỡng sắc hoa giấy ngập trời.
Ảnh: @kameharris
Màu hoa tím rực rỡ nổi bật trên những bức tường vàng làm cho Hội An thêm nhiều sắc màu sống động. Các bạn chỉ cần lên một bộ đồ thật xinh, chọn cho mình một góc hoa giấy đẹp là có thể tạo ra vô số bức ảnh checkin tuyệt vời.
Checkin phố đèn lồng Hội An về đêm
Có thể nói Hội An là thành phố rực rỡ sắc màu, nhưng vẫn duyên dáng và cổ điển. Bởi vì thành phố Hội An muốn giữ vẻn nguyên nét xưa cũ nên các của hàng phố cổ khi màn đêm xuống đều không có đèn điện.
Ảnh: @hoiantown
Nhưng thay thế cho ánh sáng đèn điện chính là những chiếc đèn lồng rực rỡ. Từng chiếc đèn tỏa sáng, phủ lên Hội An những sắc màu huyền ảo.
Ảnh: @nhi_nhi_nhi21
Ngoài những của hàng bán đèn lồng, thì đèn lồng còn nằm ở khắp các ngõ ngách, trên mái hiên nhà, trên cả lối đi. Bạn hãy tranh thủ chụp thật nhiều bộ ảnh đẹp với đèn lồng Hội An nhé.
Thưởng thức ẩm thực Phố cổ Hội An ngon - bổ - rẻ
Khi du lịch phố cổ Hội An thì không thể bỏ qua trải nghiệm ẩm thực. Có thể nói ẩm thực Hội An là một trong những vùng ẩm thực đa dạng phong cách, cực ngon với giá thành rẻ.
Ảnh: @trucvo_0610
Đi dạo qua những con đường, du khách có thể dừng chân thưởng thức vô số món ăn ngon. Bạn có thể ghé vào khu chợ phố Hội để trải nghiệm: cao lầu, hoành thánh, thịt xiên nướng,...
Ảnh: @namchupdo
Hoặc nếm thử những món ăn vặt hấp dẫn như bánh crepe chuối, bánh tráng nướng, kem cuộn, chè ... Có thể thấy sự giao thoa văn hóa không chỉ ở kiến trúc phố cổ Hội An mà còn trong ẩm thực khi xuất hiện các món Việt Nam, Á, Âu,... vừa hài hòa lại có nét riêng.
Trên đây là điều thú vị về phố cổ Hội An mà bạn có thể tham khảo. Thương cảng xưa cũ này vẫn còn nhiều điều thú vị đợi chờ du khách đến khám phá. Bạn hãy lên kế hoạch cùng gia đình và bạn bè đến Hội An trong thời gian sắp tới nhé.
Có thể bạn quan tâm:Ảnh đại diện: @tm.meii và @thythyvoo