Nhắc đến Cố đô Huế là người ta lại nghĩ ngay đến cả một quần thể di tích lịch sử to lớn, tinh hoa nghệ thuật của nước ta từ nghìn năm trước. Trong số đó không thể không kể đến Nhã Nhạc Cung Đình Huế - một trong những nghệ thuật biểu diễn đặc sắc của văn hóa cố đô. Hãy cùng Digiticket tìm hiểu về lịch sử hình thành và giá trị nghệ thuật của Nhã Nhạc Cung Đình Huế ngay dưới đây nhé!
1. Khái quát về Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình có từ thế kỷ XIII, các triều đại Việt Nam hết sức coi trọng và xem Nhã Nhạc như một biểu tượng cho vương quyền về sự hưng thịnh của triều đại. Đây là loại hình âm nhạc quốc nhạc, kết hợp giữa Lễ và Nhạc, sử dụng trong các cuộc tế lễ, các dịp triều hội của triều đình. Loại hình này được giữ gìn, phát triển, bổ sung,và đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.
Ảnh: @heritagevna.magazine
Triều đình nhà Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc: Giao nhạc, Ngũ tự nhạc, Miếu nhạc, Đài triều nhạc. Vào thời Nguyễn, Nhã Nhạc dùng vào các dịp lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng. Hệ thống biễu diễn bài bản, phong phú với hàng trăm nhạc chương bằng chữ Hán.
Tất cả do Bộ Lễ của từng triều đại biên soạn, đúc kết tinh hoa từ các thời kỳ trước và bổ sung thêm nhiều loại thể nhạc khác. Phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình Huế - nhà Nguyễn, khiến du khách khi đến Huế tò mò muốn được thưởng thức hình thức nghệ thuật này.
Ảnh: Sưu tầm
Về tổ chức nhã nhạc thời Nguyễn gồm có: 1 cái trống bản, 1 phách, 2 sáo, 1 đàn huyền tử, 1 đàn nhị, 1 đàn tỳ bà, 1 chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc, kết hợp với múa cung đình Huế. Múa long, ly, quy, phượng, múa quạt được biểu diễn bởi những vũ công tài ba nhất Việt Nam. Sự uyển chuyển, nhịp nhàng trong từng điệu múa thể hiện rõ bản sắc văn hóa đậm đà, khiến người xem không thể rời mắt được.
- Xem thêm: Bản đồ Du Lịch Huế từ A đến Z cho người lần đầu đi Huế
2. Giá trị nghệ thuật ấn tượng
Suốt một chiều dài lịch sử kế thừa và phát triển, Nhã Nhạc Cung Đình Huế mang trong mình một ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị văn hóa nghệ thuật. Âm nhạc đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong bất kỳ lễ hội nào. Đó thực sự là giá trị văn hóa dân tộc nước ta trường tồn mãi theo thời gian. Thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế tìm đến và thưởng thức.
Ảnh: Sưu tầm
Trong công cuộc bảo tồn, Nhà Hát Truyền Thống Cung Đình Huế đã được thành lập, bước đầu bảo tồn được một số bản nhạc như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Hồ quảng, Liên hoàn, Long hổ, Bình bán, Tây mai, Nguyên tiêu, Kim tiền, Xung phong, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc...
Ảnh: sưu tầm
Chương trình đặc sắc của Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Song song với việc bảo tồn phục hồi các tác phẩm kể trên, Nhà Hát Nghệ Thuật Cung Đình Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan, nghiên cứu, tuyên truyền sang các nước như: Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo,... dàn dựng các chương trình nghệ thuật Festival Huế 2000, 2002….Ảnh: Sưu tầm
Âm nhạc cung đình Huế là sự hội nhập giữa văn hóa dân tộc Viêt Nam đến bạn bè quốc tế. Nhã Nhạc là sự tổng hợp phong phú về nhiều mặt: loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng nhạc, nhạc khí và cơ cấu tổ chức dàn nhạc. Đến với âm nhạc cung đình Huế, du khách sẽ được thưởng thức nhiều màn trình diễn khác nhau.
Ảnh: @heritagevna.magazine
Âm nhạc cung đình Huế được tổ chức gồm nhiều tiết mục múa với nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Không gian tráng lệ, uy nghi ở Hoàng Cung như tái hiện lại trước mắt du khách đến nghe Nhã Nhạc.
3. Nghe Nhã Nhạc Cung Đình Huế ở đâu?
Huế đang làm rất tốt công việc lưu truyền và giữ gìn, phát triển. Ban quản lý các khu du lịch đưa Nhã Nhạc vào hoạt động những chương trình biểu diễn nghệ thuật Cung Đình Huế nhằm thu hút khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới, để lại dấu ấn không bao giờ phai cho du khách ngay từ những ngày đầu tới cố đô Huế.
Nếu có dịp ghé thăm xứ Huế, bạn có thể ghé tới nhà hát cổ Duyệt Thị Đường. Đây là nơi biểu diễn phục vụ cho du khách tham quan, thưởng thức những buổi biểu diễn nghệ thuật độc đáo được tổ chức hai lần trong một ngày: Buổi sáng từ 10h00 – 10h40 và 15h00 – 15h40 chiều.
Ảnh: @heritagevna.magazine
Ngoài ra, phục trang, mặt nạ, tư liệu, nhac cụ được lưu truyền và bảo tồn như một di sản đáng giá. Du khách có dịp hãy ghé thăm quan không gian trưng bày triễn lãm các loại hình nghệ thuật cung đình Huế.
Ảnh: Sưu tầm
Có thể thấy Nhã Nhac Cung Đình Huế của nước ta thật đúng là món quà quý giá mà ta có được. Nhã Nhạc cũng là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Từ đó biết gìn giữ, kế thừa và phát huy nét văn hóa đặc sắc mà cố đô Huế dành tặng đất nước ta. Đừng quên lưu giữ những tấm ảnh chụp cùng người thân và bạn bè khi tới xứ Huế thưởng thức Nhã Nhạc nhé!
Xem thêm:- Gợi ý item đi Huế mặc gì hóa nàng thơ giúp bạn trở nên xinh đẹp nhất