Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những di tích lịch sử đẹp và lâu đời tại Phú Yên. Mang trên mình nét kiến trúc và phong cách châu Âu cổ kính, đây xứng đáng là địa danh nên đến khi đi du lịch Phú Yên. Hãy cùng Digiticket khám phá xem vẻ đẹp đặc biệt, và cuốn hút của địa điểm này nhé!
1. Nhà thờ Mằng Lăng ở đâu?
Địa chỉ: Thôn Mằng Lăng, Tuy An, Phú Yên, Việt NamNằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 35km, là một nhà thờ Công giáo tọa lạc tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng vào năm 1982 cho đến nay, đây là ngôi nhà thờ cổ nhất Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng bởi một vị người Pháp tên Joseph de La Cassagne, người dân theo đạo tại đây hay gọi ông là Cố Xuân. Ông là vị linh mục chánh xứ đầu tiên của nhà thờ này. Nhà thờ có tên là Mằng Lăng bởi các vị cao niên tại đây ngày xưa đã lấy tên của loài cây trồng có thâm niên hàng thế kỷ nay để đặt tên cho nhà thờ.
Ảnh: @lethimimii
Nhà thờ Phú Yên này là nơi lưu giữ sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của linh mục Đắc Lộ, người đã khai sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Đây cũng là nhà thờ lâu đời nhất nước nên gìn giữ rất nhiều giá trị văn hóa của nước ta từ xưa đến nay.
Ảnh: @_karleeeng_
Hiện nay nhà thờ là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân Phước Anrê Phú Yên, vì đây là nơi sinh ra của ngà. Và đây cũng là nơi hành hương thánh lễ cầu cho giới trẻ công giáo Việt Nam tại Phú Yên. Nếu du lịch đến Phú Yên thì hãy một lần ghé qua nơi này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kín của nhà thờ Mằng Lăng nhé.
2. Lịch sử hình thành nhà thờ Mằng Lăng
Vào năm 1636, phu nhân của quan trấn phủ tại Dinh Trấn Biên là công chúa Ngọc Liên, trưởng nữ của chúa Sãi bắt đầu nhận bí tích rửa tội. Bà có tên thánh là Maria Mađalêna, bà bắt đầu truyền giáo đến mọi người tại nhà nguyện trong Dinh Trấn Biên.
Và tại Trại Thủy gần cửa biển Tiên Châu, có vợ chồng quan coi cửa biển mang tên thánh là Biển Đức sốt sắng giữ đạo, cho nên nhóm giáo hữu đầu tiên chính thức ra đời.
Ảnh: @anhdungnguyen
Và từ đó cho đến năm 1892, khi linh mục Joseph de La Casagne, hay còn gọi là Cố Xuân xây dựng nhà thờ đầu tiên của xứ này và đặt tên là Mằng Lăng. Sau 15 năm xây dựng thì nhà thờ chính thức đi vào hoạt động. Và ông chính là linh mục Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này.
3. Kiến trúc của nhà thờ Mằng Lăng
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên rộng hơn 5000 mét vuông và được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, ra đời cách đây hơn khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. Vẻ ngoài của nhà thờ mang đậm nét kiến trúc của những nhà thờ ở châu Âu. Lối kiến trúc này khá nổi tiếng và rất nhiều công trình trên thế được xây dựng theo lối này và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.
Lối kiến trúc Gothic của nhà thờ thể hiện ở điểm nhà thờ có hai lầu chuông và thập tự giá nằm ở ngay chính giữa, thập tự giá là biểu tượng của nhà thờ ở trong tòa thánh đường. Bên ngoài mặt tiền thiết kế theo lối hình mái vòm trông rất đẹp mắt.
Ảnh: @phikhai0312
Nhà thờ được khoác lên mình chiếc áo màu xanh xám là tông màu chính cho nhà thờ, màu này kết hợp cùng với màu xanh của thiên nhiên, ruộng vườn xung quanh nhà thờ tạo nên một khung cảnh rất trong lành.
Tuy nhiên, phần trần của nhà thờ được thiết kế và lót phông gỗ, hơi khác so với kiểu thiết kế đặc trưng Gothic. Điểm nhấn của của nhà thờ chính là thiết kế mở thông giữa 2 gian ở khu vực chính giữa của thánh đường, làm cho kiến trúc của nhà thờ Mằng Lăng trở nên khá ấn tượng.
Ảnh: @dieuhiennguyen1987
Tuy mang lối kiến trúc Gothic nhưng vẫn có những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam được chứa đựng trong nhà thờ. Đó là hình ảnh của những họa tiết được chạm trổ tinh xảo ở phần cánh cửa chính của nhà thờ mang lại sự thu hút cho du khách khi đặt chân đến nhà thờ.
Ngoài ra, phía trước của nhà thờ có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kì công. Và bên trong hầm có nhiều chỗ được điêu khắc, chạm trổ những hình ảnh với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.
4. Điểm đặc biệt của nhà thờ Mằng Lăng
Điểm đặc biệt của nhà thờ ngoài nét kiến trúc Gothic, thì chính sự giản đơn trong cách thiết kế nội thất của nhà thờ Mằng Lăng, khiến cho nơi này trở nên đặc biệt hơn những nhà thờ khác.
Bên cạnh đó, nhà thờ còn đặc biệt ở chỗ thánh đường của nhà thờ được xây dựng ở một nơi rất đặc biệt. Hang thánh đường của nhà thờ được thiết kế nằm trong lòng của một quả đồi, và quả đồi này là quả đồi nhân tạo mà khi xây dựng người ta cố tình tạo ra nó để mang lại một dấu ấn riêng cho nhà thờ Mằng Lăng.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp say lòng của Vũng Rô Phú Yên
Ảnh:@nynkk23
Tuy tên nhà thờ là Mằng Lăng nhưng những cây mằng Lăng xung quanh nhà thờ hiện đã không còn nữa. Và hiện tại chỉ còn dấu tích là một chiếc bàn gỗ có đường kính 1,7m làm từ gỗ Mằng Lăng kể từ khi mới xây dựng nhà thờ.
5. Làm thế nào di chuyển đến nhà thờ?
Mằng Lăng tuy là nằm ở vị trí dễ tìm, nhưng không ít lần các du khách tìm đến đây bị lạc đường. Dưới đây là cách di chuyển đến nhà thờ ít tốn thời gian và không bị lạc đường, các bạn hãy tham khảo nhé.
Nhà thờ có phía đông giáp biển, phía tây hướng giáo xứ Đồng Tre, phía Nam hướng về giáo xứ Chợ Mới, và phía bắc hướng về giáo xứ Sông Cầu.
Ảnh: @tronghuutrong_
Để đến nhà thờ, bạn hãy di chuyển từ phía Bắc, đi qua khỏi thị trấn Sông Cầu. Sau đó tiếp tục đi thẳng, chưa đến Chí Thạnh thì rẽ về phía tay trái theo hướng ra ghềnh Đá Đĩa. Sau khoảng hơn 2 tiếng di chuyển thì bạn sẽ đến được ngôi nhà thờ cổ kính rồi. Tuy nhiên, lúc đi các bạn nhớ để ý kỹ các điểm rẽ để tránh bị lạc đường nhé.
6. Địa điểm du lịch gần nhà thờ Mằng Lăng
Ngoài nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên còn rất nhiều điểm đến khác, bạn có thể kết hợp tham quan một số điểm du lịch xung quanh nhé.STT | Khu du lịch | Khoảng cách |
1 | Đập Tam Giang | 950m |
2 | Cầu Gỗ Ông Cọp | 5,0km |
3 | Quảng Đức Xưa | 2,2 km |
4 | Chùa Đá Trắng | 13,3km |
5 | Bãi Xép | 22,9km |
Trên đây là những thông tin về di tích tồn tại hơn 100 năm nay mà Digiticket tổng hợp được. Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhân chứng lịch sử tại mảnh đất Phú Yên. Đến Phú Yên thì hãy ghé đến nhà thờ một lần để khám phá công trình kiến trúc đặc biệt và tìm hiểu về nhà thờ này nhé.
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của: @libraxera.94
Xem thêm bài viết: