Đến với Hà Nội, du khách không thể bỏ qua những viện Bảo tàng mang đậm dấu ấn lịch sử, được thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển nhưng rất ấn tượng. Trong đó, du khách không thể bỏ qua Bảo tàng Dân tộc học - một không gian độc đáo để tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc.
1. Đôi nét về Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên con phố Nguyễn Văn Huyên, thuộc quận Cầu Giấy. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử xưa cũ mà còn mang ý nghĩa văn hóa to lớn cho quốc gia.
Bảo tàng Dân tộc học được xây dựng vào năm 1981 với diện tích lên đến 3,27 ha. Điểm đến nổi bật với nét kiến trúc độc đáo, là sự hòa quyện tuyệt vời giữa phong cách cổ điển và hiện đại.
Ảnh: Sưu tầm
Công trình này được dày công thiết kế bởi 2 vị kiến trúc sư tài ba là Hà Đức Linh và nữ kiến trúc sư người Pháp Veronique Dollfus. Bảo tàng được biết tới như là không gian để du khách tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của 54 dân tộc anh em tại Việt Nam.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:30 - 17:30
Ảnh: Sưu tầm
2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có gì hấp dẫn?
Bảo tàng được chia thành 3 khu vực trưng bày chính gồm tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Để giúp du khách có cái nhìn rõ hơn về bảo tàng, Digiticket sẽ giới thiệu chi tiết với du khách từng khu trưng bày.
Tòa nhà Trống Đồng
Tòa nhà Trống Đồng là nét đẹp đặc trưng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà bất cứ du khách nào khi ghé thăm cũng không thể bỏ qua. Tòa nhà được chia thành 2 không gian gồm không gian trưng bày theo từng chủ đề, luôn được làm mới theo từng giai đoạn và không gian giới thiệu văn hóa 54 dân tộc.
Nơi đây lưu trữ hơn 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh miêu tả văn hóa cùng đời sống sinh hoạt của người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc. Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như những phong tục, tục lệ của các dân tộc.
Ảnh: Sưu tầm
Tất cả như được tái hiện lại cuộc sống thu nhỏ, bình dị cùng các nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc xưa kia và nay. Đặc biệt, các hiện vật đều có phần mô tả bằng nhiều thứ tiếng là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và một số thứ tiếng khác để du khách từ khắp mọi nơi có thể dễ dàng thăm quan và tìm hiểu.
Ảnh: Sưu tầm
Khu trưng bày ngoài trời
Khu trưng bày ngoài trời tọa lạc tại một khu vườn thoáng mát, xanh ngát bóng cây. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo và đặc trưng của 54 dân tộc. Điển hình phải nhắc tới như nhà sàn của người Tày, nhà sàn của người Ê Đê, cối giã gạo bằng sức nước của người Dao, nhà trệt lợp ván Pơmu của người H’mong,...
Ảnh: Sưu tầm
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc dân gian trong không gian xanh của các bóng cây, các lối đi ngoằn ngoèo và cùng con suối uốn khúc, róc rách chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đôi bờ. Bên cạnh đó, không gian trưng bày ngoài trời còn là điểm dã ngoại lý tưởng cho các gia đình có con nhỏ trong những ngày cuối tuần.
Bởi khu trưng bày ngoài trời không chỉ có không gian xanh mà còn sở hữu những mẫu nhà đặc trưng của mỗi dân tộc. Đây thực sự là tài liệu sinh động và thực tiễn cho việc học tập, nghiên cứu của các em nhỏ về phong tục, tập quán của các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Ảnh: Sưu tầm
Khu trưng bày Đông Nam Á
Tiếp theo các du khách có thể tham quan khu trưng bày Đông Nam Á ở trong bảo tàng. Nhìn từ xa, du khách sẽ nhận thấy khu trưng bày được xây dựng theo hình cánh diều – một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực ASEAN. Cánh diều tượng trưng cho ước mơ, hoài bão, cho sự tự do còn mãi với thời gian.
Ở đây thường xuyên trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tranh kính Indonesia, một thoáng châu Á và vòng quanh thế giới. Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục, hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện, du khách có thể xem tư liệu văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước ASEAN. Đây chính là cầu nối, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè khu vực Đông Nam Á cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Ảnh: Sưu tầm
3. Những hoạt động dân gian tại Bảo tàng
Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, du khách không chỉ được thăm quan, tìm hiểu mà còn được tham gia và tận hưởng những hoạt động thú vị tại đây:
- Múa rối nước: Đây là hoạt động giúp các du khách hiểu thêm về nghệ thuật múa rối nước được lưu truyền qua bao nhiêu năm tháng. Chủ đề để sáng tạo lên các buổi diễn múa rối nước liên quan đến những câu chuyện trong đời sống hay sinh hoạt thường ngày của 54 dân tộc anh em. Chúng được tái hiện và biến tấu để vừa mang đậm bản sắc văn hóa, lại vừa hài hước, sinh động.
Ảnh: Sưu tầm
- Dân ca quan họ Bắc Ninh: Du khách sẽ còn được thưởng thức những buổi hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Dân ca quan họ được biết tới là nét đẹp văn hóa của Việt Nam, được anh cha ta lưu giữ qua nghìn năm văn hiến. Bên cạnh đó, đây còn là những buổi giao lưu văn nghệ từ tất cả các vùng miền, từ mọi đất nước và không phân biệt màu da, sắc tộc. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng và muốn khoe giọng hát của mình thì bạn cũng có thể tham gia trổ tài tại các buổi biểu diễn này.
- Tham gia các trò chơi dân gian: Một số trò chơi mà bạn có thể tham gia tại Bảo tàng Dân tộc học như ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đi thăng bằng,... Các hoạt động và trò chơi dân gian sẽ được tổ chức trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng. Đây là những trải nghiệm thú vị cùng gia đình và bạn bè mà bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ.
Ảnh: Sưu tầm
4. Giá vé thăm quan Bảo tàng Dân tộc học
- Giá vé tham quan bảo tàng: 40.000 VND/ người
- Giá vé tham quan dành cho sinh viên: 15.000 VND/ người
- Giá vé tham quan dành cho học sinh: 10.000 VND/ người
- Các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số: 20.000 VND/ người
- Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người có thẻ ICOM, thẻ nhà báo, nhà tài trợ: Miễn phí
- Phí thuyết minh bảo tàng dân tộc học trong nhà và ngoài trời bằng tiếng Việt: 50.000 VND
- Phí thuyết minh trong nhà bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: 100.000 VND
- Buổi biểu diễn múa rối nước: 90.000 VND/ người lớn và 70.000 VND/ trẻ em. Buổi sáng sẽ được xem biểu diễn miễn phí.
Ảnh: Sưu tầm
5. Những lưu ý khi ghé thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
- Bảo tàng có hướng dẫn viên thuyết minh bằng nhiều thứ tiếng nên bạn có thể yêu cầu hướng dẫn tại chỗ, mua vé ở cổng hoặc đăng ký trước khi đến bảo tàng để có buổi thăm quan Bảo tàng Dân tộc học ý nghĩa và trọn vẹn nhất.
- Để tư trang đúng nơi quy định, mang tiền và những vật phẩm có giá trị cao theo người để tránh tình trạng mất cắp xảy ra.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không gây ồn ào và mất trật tự.
- Không mang theo đồ ăn, thức uống vào bên trong khuôn viên bảo tàng.
- Không sờ mò hay di chuyển các hiện vật, vật phẩm trưng bày.
- Không mang theo thú cưng, súc vật vào trong bảo tàng.
Ảnh: Sưu tầm
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một không gian để tìm hiểu về lịch sử, cũng như nét văn hóa của các dân tộc đầy bổ ích. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa cùng người thân và bạn bè.
Bài viết bạn quan tâm: