Welcome to Digiticket

Home Kinh nghiệm Du lịch Huế Du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn: Điểm check in "độc - cổ" nhất xứ Hế

Du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn: Điểm check in "độc - cổ" nhất xứ Hế

Ngày đăng : 17/01/2024
Cầu ngói Thanh Toàn vớo kiến trúc độc đáo cùng thiết kế mới lạ nhưng đậm chất truyền thống. Vậy bạn đã sẵn sàng khám phá địa điểm này chưa?
Nội dung chính

Huế là một địa điểm du lịch được rất nhều du khách yêu thích và lựa chọn trong nhiều chuyến đi của mình. Nhưng bạn có biết rằng Huế đang sở hữu một địa danh tuyệt đẹp. Cùng với nền kiến trúc “thượng gia hạ kiều” đầy độc đáo không? Nếu chưa hãy cùng Digiticket khám phá Cầu ngói Thanh Toàn ngay đi nào!

1. Đôi nét về lịch sử hình thành cầu ngói Thanh Toàn

Cây cầu ngói “nức tiếng” tại xứ Huế mộng mơ này được xây dựng vào năm 1776. Do bà Trần Thị Đạo khởi công và thực hiện. Bà là người cháu đời thứ 6 của một vị anh hùng đã có công khai phá và xây dựng làng Thanh Thủy. Và là người nắm giữ chức vụ “đặc kiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ phó quản lĩnh” trong triều đình lúc bấy giờ.

Có một khoảng thời gian bà theo chồng ra ngoài Bắc sinh sống. Tuy nhiên, sau một thời gian đắn đo bà quyết định trở về quê hương của mình để sinh sống. Trong ngôi làng nhỏ nơi bà sống, có một dòng sông cắt qua. Thấu hiểu nỗi thấm khổ của người dân khi phải sử dụng thuyền đò để di chuyển sang bên kia sông. Nhất là vào mùa lũ lớn, người dân còn vất vả và khó khăn hơn nhiều.

cau-ngoi-thanh-toan-2

Ảnh: @nheii.59

Thế nên, bà Trần Thị Đạo đã tự bỏ tiền của mình để xây dựng nên một cây cầu bắc ngang qua sông. Cây cầu khi được xây lên giúp người dân địa phương nơi đây thuận tiện hơn trong việc đi lại, làm việc. Hơn hết, đây còn là nơi dừng chân và nghỉ bóng mát của nhiều người.

cau-ngoi-thanh-toan-3

Ảnh: @thucdoantd

2. Kiến trúc của cầu có gì độc đáo?

Cây cầu ngói Thanh Toàn được biết đến với kiến trúc độc đáo “thượng gia hạ kiều”. Là cây cầu được đánh giá là đầy tính nghệ thuật, mới lạ. Lối kiến trúc của cầu được xây dựng phía trên là nhà và dưới là cầu. Đây là lối kiến trúc cổ mà hiên nay còn khá ít. Ngoài cầu ngói ở xứ Huế, một số ít cây cầu còn giữ lại lối thiết kế này là cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại và chùa Cầu Hội An.

Với tổng chiều dài lên đến 16,85 mét cùng chiều rộng là 4,63 mét. Cây cầu này sở hữu một không gian rộng rãi và khá thoáng mát. Từ xa nhìn lại, bạn sẽ thấy cây cầu mang hình dáng của một ngôi nhà nằm biệt lập trên dòng nước mềm mại. Được thiết kế với 3 hàng trụ đỡ được làm bằng gỗ, mỗi hàng lại có 6 cột trụ. Các hàng cột chống đỡ đều có trụ làm bằng đá. Đặc biệt khá chắc chắn nên tuy được xây từ rất nhiều năm về trước nhưng không phải lo lắng về vấn đề sụt lún hay sập.

cau-ngoi-thanh-toan-1

Ảnh: Sưu tầm

Và hơn hết, các bộ phận chống đỡ cho cây cầu đều sử dụng vật liệu từ gỗ. Nhưng đều không được chạm khắc hoa văn tinh xảo, cầu kỳ. Mà lại thay vào đó chỉ đơn thuần sử dụng hai loại tiết diện vuông và tròn. Vừa tạo được nét đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn ấn tượng và ghi được dấu ấn trong lòng du khách ghé thăm.

Bên trong chùa Cầu 

Khi bước vào bên trong, không gian lại được chia thành 7 gian khác nhau. Mang cảm giác như 7 căn phòng nhỏ trong gia đình vậy, vừa thoải mái, vừa râm mát. Cùng với bàn thờ tổ tiên được đặt ở chính giữa của “căn nhà” để thờ phụng và tỏ lòng thành kính với những người đã có công xây dựng lên công trình có ích, giúp đỡ người dân này. Gian giữa vì để bàn thờ nên sử dụng không gian kín, còn lại các gian đều thiết kế theo phong cách mở tạo cảm giác thoải mái, trong lành hơn.

cau-ngoi-thanh-toan-4

Ảnh: @dqsinh

Còn hai bên, mỗi bên 3 gian được xây dựng thành các bục cao với những bộ bàn ghế trong nhà. Đây cũng là những điểm dừng chân đầy lý thú và có thể ngồi ngắm cảnh. Hoặc tận hưởng những giây phút cực chill, nhìn ngắm dòng sông chảy mềm mại và thướt tha đến dường nào.

Về phần mái, cây cầu được các nghệ nhân chạm khắc tỉ mỉ, chi tiết đến từng đường nét. Cùng với chủ đề chính là Long - Lân - Quy - Phụng. Ở giữa là đôi phượng chầu trời và ở hai bên là hai con rồng cách điệu đầy nghệ thuật.

cau-ngoi-thanh-toan-5

Ảnh: @hamy.1911

3. Cầu ngói Thanh Toàn thường tổ chức những hoạt động gì?

Ở đầu 2 bên của cầu ngói Thanh Toàn là khoảng đất trống rộng lớn. Đây là địa điểm thường niên để người dân tụ tập buôn bán, họp chợ. Và đặc biệt đây cũng là nơi diễn ra các trò chơi và hoạt động vui nhộn, thú vị trong những ngày hội của làng.

Một số hội làng được tổ chức như: lễ hội Bà Chòi (3/1 âm lịch), ngày giỗ bà Trần Thị Đạo (ngày 15/8 âm lịch). Vào ngày giỗ bà, người dân địa phương làm nghi thức rước bà từ đình ra cầu làm lễ. Sau đó, rước bà trở lại đình.

Khi phần lễ kết thúc sẽ diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như: kéo co, đua thuyền trên sông, hò giã gạo,... Ngoài ra, cứ 2 năm 1 lần nơi đây sẽ tổ chức hội chợ quê với nhiều món ăn đặc sản ngon miệng.

cau-ngoi-thanh-toan-9

Ảnh: Sưu tầm

4. Di chuyển đến cầu ngói tại xứ Huế như thế nào?

Cầu ngói Thanh Toàn toạ lạc tại làng Thanh Thủy Chánh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nằm ở vùng ngoại ô của xứ Huế mộng mơ nhưng cũng chỉ cách trung tâm thành phố khoảng hơn 7km. Quãng đường không quá xa nên nhiều du khách thường kết hợp ghé thăm nhiều địa điểm “nức tiếng” khác trong trung tâm thành phố.

Tuy cầu cách thành phố khá gần nhưng do đường vào còn nhỏ hẹp và khá khó đi nên thuận tiện nhất vẫn là du chuyển bằng xe máy hoặc xe đạp. Cung đường thuận tiện nhất là chạy thẳng dọc theo đường Tố Hữu. Khi tới cuối đường thì rẽ phải, đi tiếp theo con đường này đến điểm giao với đường Hoàng Quốc Việt. Tại đây, bạn chỉ cần rẽ trái rồi đi thẳng theo hướng chợ cầu Ngói sẽ nhìn địa điểm này.

cau ngon thanh toan ban do

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, cầu ngói Thanh Toàn còn khá gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất cố đô như: Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ... Vì vậy, bạn kết hợp các địa điểm này trong cùng một chuyến đi nhé!

Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm du lịch cầu ngói Thanh Toàn. Hy vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn lựa chọn được điểm đến du lịch cho mình trong mùa hè này. Chúc bạn có chuyến đi thật vui vẻ và thú vị nhé!

Bài viết bạn quan tâm:
Đăng ký nhận khuyến mãi

© DIGITICKET 2024. All rights reserved.