Chùa Vĩnh Nghiêm một nét đẹp yên bình giữa lòng thành phố Sài Gòn, nơi đây có không gian rộng rãi, vừa cổ kính lại pha nét hiện đại. Đây cũng là một trong điểm đến nổi tiếng mà người dân địa phương cũng như khách du lịch thường xuyên ghé tới. Ngày hôm nay, hãy cùng với Digiticket khám phá về ngôi chùa này nhé.
1. Giới thiệu chùa Vĩnh Nghiêm TPHCM
- Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hướng dẫn di chuyên đến chùa: Tại đây
- Giờ mở cửa: Cả ngày
- Điện thoại: 02838483153
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng khá sớm từ những năm 1964 với diện tích rộng hơn 6.000m2 chia thành nhiều khu vực và các Bảo tháp. Có thể nói đây là ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn, là công trình rất đặc sắc giữa lòng TPHCM. Kiến trúc chùa này được lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa cùng tên ở Bắc Giang và người thiết kế cho ngôi chùa này là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ngoài ra còn có sự góp mặt của ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…
Ảnh: Sưu tầm
Chùa là nơi để các phật tử, du khách thập phương đến tham quan, cầu khấn, dâng hương lễ Phật. Tuy nhiên, thời gian chùa đông đúc nhất là những ngày rằm, lễ, tết. Đây là những ngày mà người dân muốn đến để cầu bình an cho gia đình cũng như người thân của mình.
Xem thêm những bí kíp, địa điểm du lịch hot nhất Sài Gòn:- TOP 9 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất ở Sài Gòn giúp bạn “thoát ế”
2. Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh
Tương truyền rằng, có 2 nhà sư là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm đi truyền bá Đạo Phật từ miền Bắc vào miền Nam. Sau đó 2 vị đã xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm, từ năm 1964 đến năm 1971, các công trình của chùa cơ bản đã hình thành, gồm tòa nhà trung tâm, bảo tháp Quán Thế Âm, sau đó cũng dần hình thành thêm một số công trình như: Bảo Tháp Xá Lợi Cộng Đồng, Tháp Đá Vĩnh Nghiêm, Phương Trượng Đường, Khách Đường cùng một số công trình khác.
Ảnh: Sưu tầm
Các công trình này được xây dựng rất công phu tỉ mỉ, từ chất liệu cho đến hình thức rất chỉn chu, hoàn mĩ. Bên trong điện là các hoa văn, chữ viết, bên ngoài chùa từ cổng cho đến tòa nhà trung tâm đều có thiết kế mái cong vút xếp tầng tinh tế.
3. Khám phá kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm quận 3
Kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm là sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại để lại rất nhiều ấn tượng cho du khác ghé thăm. Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để khám phá kiến trúc nổi bật của chùa nhé.
Cổng Tam quan
Cổng Tam Quan được xây dựng khá là đồ sộ với một quy mô lớn. Thiết kế cổng có mái ngói đỏ xây dựng theo kiểu truyền thống được uốn cong. Hai bên cổng là hai câu đối được chạm trổ tinh xảo. Phía bên trên cổng là dòng chữ "Chùa Vĩnh Nghiêm". Đứng từ xa bạn có thể thấy rõ bao quát cả một khoảng sân rộng và toàn bộ khung cảnh bên trong.
Ảnh: Sưu tầm
Tòa nhà trung tâm
Sau khi đi vào cổng, bước vào khoảng sân rộng là bạn sẽ thấy toà nhà trung tâm với 1 tầng trệt và 1 tầng lầu. Từ sân chùa bạn phải đi 23 bậc cầu thang để dẫn lên tầng lầu. Toà trung tâm gồm Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Nhìn qua thì ngôi chùa này có thiết kế khá giống với những ngôi chùa truyền thống khác của miền Bắc.
Đi vào chi tiết hơn thì tầng trệt gồm phần ngoài bên dưới sân thượng cao 3,2m và phần nằm dưới Phật điện cao 4,2m. Ở khu vực tầng trệt, chùa được sắp xếp với nhiều khu vực để sư thầy và những phật tử đến đây có thể tham quan cũng như làm việc như giảng đường, thư viện, lớp học và phòng học,... Và còn có thêm nhà thờ Tổ để có thể thắp hương, tụng kinh,...
Ảnh: Sưu tầm
Tiếp đến là Bái Điện dài 35 mét, rộng 22 mét và cao 15 mét. Ở giữa điện là Phật Thích Ca, bên trái có Bồ Tát Văn Thù, bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền. Các công trình chạm khắc gỗ ở đây rất tinh tế, đẹp mắt như: bao lam tứ linh, bao lam cửu long và một số phù điêu trên các hương án...
Tháp Quan Thế Âm
Tháp Quan Thế Âm nằm ở phía bên trái từ cổng chùa đi vào. Toà tháp có 7 tầng và cao hơn 40m. Khi lên đỉnh tháp bạn sẽ được chiêm ngưỡng 9 bánh xe vòng tròn, đây là những thiết kế cùng với lối kiến trúc độc đáo với nhiều hình khối tròn có tên gọi Long Xa và Quỳ Châu. Chính vì vậy mà chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là ngôi chùa có tòa tháp đồ sộ và đẹp nhất Việt Nam.
Ảnh: Sưu tầm
Tháp Xá Lợi Cộng Đồng
Vào năm 1982 thì tháp Xá Lợi Cộng Đồng được xây dựng thêm với 4 tầng cao 25m. Tháp Xá Lợi nằm ở bên trái tính từ cổng đi vào. Mặc dù không quá đồ sộ như 2 công trình trên nhưng tháp là nơi lưu giữ tro cốt thi hài của những người đã khuất đang được gửi tại chùa. Ngoài ra, đây còn là nơi lưu giữ các di cốt của các chư phật tử.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm
Ngay khi bước vào cổng chùa bạn sẽ thấy Tháp đá Vĩnh Nghiêm được bên phải. Được xây dựng năm 2003 để thờ Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, là một trong hai vị cao tăng đã sáng lập ngồi chùa này. Đây là một trong những công trình có độ cao lên đến 14m và là ngôi tháp đá đầu tiên của miền Nam đấy nhé.
Ảnh: Sưu tầm
4. Lưu ý khi tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
- Khi đến chùa bạn hãy hạn chế việc đốt vàng mã để không khí được thoáng đãng.
- Nếu bạn là du khách đến dâng hương thì nên sắm lễ chay và không mua lễ mặn để cúng.
- Khi đi lên chùa bạn nhớ rằng chùa là nơi linh thiêng nên cẩn phải chú ý trong việc mặc quần áo thật kín đáo, lịch sử và không bị hở hang.
- Khi bạn đến chùa thì bạn không nên cười đùa quá to gây ảnh hưởng đến chùa.
- Khi chụp ảnh thì nên tạo dạng hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Một lưu ý khi bạn đi chùa Vĩnh Nghiêm là lúc đi vào cửa bên phải (cửa Giả Quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan).
Ảnh: Sưu tầm
Chùa Vĩnh Nghiêm với không khí yên bình, tĩnh lặng cùng phong cách thiết kế ấn tượng sẽ là điểm đến lý tưởng để bạn tịnh tâm, ngắm cảnh và dâng hương hành lễ cầu bình an cho người thân của mình.
Ảnh đại diện: Sưu tầm
Xem ngay những địa chỉ chùa nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn: