Welcome to Digiticket

Home Kinh nghiệm Du lịch Vũng Tàu Kinh nghiệm khám phá Nhà tù Côn Đảo - "Địa ngục trần gian" không nên bỏ lỡ

Kinh nghiệm khám phá Nhà tù Côn Đảo - "Địa ngục trần gian" không nên bỏ lỡ

Ngày đăng : 16/01/2024
Nhà tù Côn Đảo là nơi giam giữ tù đày hàng nghìn chiến sĩ cách mạng yêu nước. Nơi đây tái hiện lại nhiều hình thức tra tấn tàn bạo hãy theo dõi nhé
Nội dung chính

Nhà tù Côn Đảo do người Pháp xây dựng là nơi giam giữ tù đày hàng nghìn chiến sĩ cách mạng yêu nước. Hiện nay, nơi đây đã được tu sửa lại trở thành một điểm tham quan du lịch nổi tiếng mà bất cứ ai tới Côn Đảo cũng phải ghé qua. Hãy cùng khám phá di tích lịch sử này trong bài viết dưới đây của Digiticket Blog nhé.

1. Giới thiệu vài nét về lịch sử Nhà tù Côn Đảo 

Nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng vào những năm 1862 trên mảnh đất Côn Đảo nằm giữa biển đông và dùng để giam giữ những tù nhân đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù...

Vì nơi đây là một vùng biệt lập nằm giữa biển Đông, xa đất liền và không có phương tiện lưu thông nên tù nhân rất khó để trốn thoát. Hơn nữa, với hệ thống biệt giam, cùng hình thức tra tấn tàn bạo nơi đây còn được mệnh danh là "địa ngục trần gian".

Nhà tù có 127 phòng giam, 504 phòng giam biệt lập (chuồng cọp) và 42 xà lim. Diện tích của nhà tù cực rộng và được chia ra nhiều khu để giam giữ nhiều tù nhân khác nhau đi kèm với đó là các hình thức tra tấn riêng biệt.

nha tu con dao 1

Ảnh: @mint130597

Nơi đây, đã chứng kiến khoảng 20 nghìn chiến sĩ yêu nước của ta thuộc nhiều thế hệ bị giam cầm và hy sinh trong hơn 100 năm. Mặc dù bị tra tấn với đủ mánh khóe, nhằm dập tắt tinh thần yêu nước nhưng với lòng kiên cường, bất khuất các chiến sĩ vẫn không hề nao núng tinh thần.

2. Hướng dẫn di chuyển đến nhà tù Côn Đảo

Để đến được nhà tù Côn Đảo bạn phải có mặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn bạn có thể đi máy bay, ô tô, xe khách. Khi đã đến đây, từ chợ Côn Đảo, di chuyển theo hướng đường Trần Phú, đến ngã tư rẽ phải vào đường Nguyễn Huệ sang Nguyễn Trí Thanh là bạn sẽ đến được nhà tù ở Côn Đảo

3. Giá vé tham quan nhà tù Côn Đảo 

  • Giá vé: 20.000 VNĐ/Người
  • Giờ mở cửa:
Buổi sáng: 07:30 – 11:30 – Buổi chiều: 13:30 – 16:30 Mở cửa cả vào thứ 7 và chủ nhật

4. Hệ thống nhà tù Côn Đảo - "Địa ngục nơi trần gian"

Hệ thống nhà tù bao gồm rất nhiều các khu trại giam Côn Đảo riêng biệt, đến đây bạn có thể tham quan các khu vực như: trại Phú Sơn, trại Phú Hải, trại Phú Tường, trại Phú Thọ, trại Phú An, trại Phú Phong, trại Phú Hưng, khu biệt lập chuồng Cọp và khu Chuồng Bò. Cùng khám phá nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" dưới đây nhé.

Trại Phú Thọ

Trại Phú Thọ có tổng diện tích 12.700m2, trong đó 1.200m2 ban đầu trại giam này được thiết kế với 3 dãy phòng giam, phòng bếp, phòng ăn, phòng y tế, phòng giam tập thể và biệt lập và dãy nhà giam cầm có diện tích lên đến 1.200m2 nhưng sau đó được thay đổi chỉ còn 2 dãy và 4 phòng.

Về sau thì trại Phú Thọ có mở rộng thêm với 2 phòng nữ để phòng trường hợp khi tù nhân bị quá tải.

nha tu con dao 2

Hình ảnh nhà tù Côn Đảo

Trại Phú Hải

Trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1862 gồm có 33 phòng được chia làm 2 dãy đối diện nhau, 20 xà lim, nhà nguyện, bệnh xá, khu đập đá, giảng đường, bếp ăn.... và xung quanh trang bị nhiều bốt gác.

Ở phía cuối dãy trại giam Phú Hải có một phòng được sử dụng để tra tấn tử tù với những hình thức vô cùng dã man.

nha tu con dao 3

Ảnh: @supercaaaaaat

Trại Phú Sơn

Trại Phú Sơn nằm kế bên trại Phú Hải và được xây dựng vào năm 1916. Trại giam này cũng được thiết kế giống như các trại giam Côn Đảo khác, chỉ khác là ở đây được xây dựng với quy mô lớn hơn, kiên cố hơn được bao quanh bởi tường đá cao 4m và có thêm nhiều hình thức tra tấn tàn ác hơn.

Tại đây thì thực dân Pháp cũng cho xây dựng câu lạc bộ, văn phòng giám thị, nhà ăn, phòng cắt tóc,... để nhằm che mắt dư luận.

nha tu con dao 4

Ảnh: Sưu tầm

Trại Phú Tường

Trại Phú Tường được xây dựng vào năm 1941, đến thời chính quyền Sài Gòn cũ thì đổi tên là trại Phù Bác Ái. Trại Phú Tường có tổng diện tích lên đến 5.804 m2, gồm 8 phòng giam chia làm 2 dãy. Bên cạnh phòng giam còn có nhà phụ trợ như bếp, kho, bệnh xá, sân vườn đều được bao bọc bởi những bức tường đá cao dày.

Khu này được dùng để giam giữ những tù nhân chính trị nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của họ, nếu không khuất phục được sẽ bị thủ tiêu ngay lập tức.

nha tu con dao 5

Ảnh: @kate.2503

Khu biệt lập Chuồng Cọp Côn Đảo

Đây có lẽ là khu trại giam đáng sợ và rùng rợn nhất của nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là "sống không bằng chết". Tổng diện tích Chuồng Cọp là 5.475m2, tổng diện tích của tất cả các phòng giam là 1.408m2 và mỗi phòng giam có kích thước rất bé với chiều rộng và chiều dài là 1,45m x 2,5m.

Chuồng Cọp được chia thành hai mật khu riêng biệt, mỗi mật khu gồm 20 chuồng và có cả cầu thang để đi lên trên nóc các dãy Chuồng Cọp.

nha-tu-con-dao-6

Ảnh: @ongba9dotcom

Phía trên nóc của chuồng cọp Côn Đảo là hệ thống song sắt kiên cố và lối đi ở giữa hai dãy để bọn cai ngục từ trên cao có thể kiểm soát và tra tấn tù nhân ở bên dưới bằng nhiều hình thức như: dùng gậy có đầu bọc sắt chọc xuống, dội nước bẩn, ném vôi bột, không cho tắm, thùng vệ sinh thì 1, 2 tháng mới cho đi đổ...

Khu trại giam này chúng cho lợp mái nhà bằng mái tôn và cho tù nhân nằm dưới đá lạnh để sức khỏe hao mòn dần. Hơn nữa chúng còn tra tấn tù nhân bằng những cách cực kỳ thâm độc như cho phát âm thanh to trong phòng giam khiến cho tù nhân đau đầu, nhức óc mà phát bệnh.

nha tu con dao 7

Ảnh: @kadkhoa

Ở đây còn có 60 phòng giam riêng biệt không có mái che và được chia thành 4 dãy, mỗi dãy gồm 15 phòng. Mục đích của việc không cho xây dựng mái che là để cai ngục tra tấn tù nhân bằng cách lột trần quần áo của tử tù cho phơi nắng, phơi mưa hoặc là mang tù nhân ra đánh đập tra tấn tàn bạo.

Ngoài ra, nếu bạn có nhiều thời gian hơn thì có thể ghé qua thêm một vài khu khác như trại Phú An. Nơi đây có tổng cộng 20 phòng giam, 8 xà lim và được chia thành 2 khu A và B. Khu trại này còn có cả nhà bếp, bệnh xá, nhà kho nữa. Xung quanh trại có hai hàng rào, có cổng ngoài và cổng trong rất chắc chắn.

Tiếp theo là khu biệt lập Chuồng bò được xây dựng vào năm 1876 để nuôi bò nhằm tạo nguồn thực phẩm cho bộ máy cai trị nhà tù. Có thời điểm nơi đây còn chăn nuôi dê, ngựa, heo, gà, vịt, làm rẫy, đốn củi... để phục vụ cho hệ thống cai trị. Hiện nay, nơi đây được tu sửa lại thành 33 phòng biệt giam, chia thành 3 khu A-B-C. Đây là nơi mà tù nhân sẽ phải lao động khổ sai và cũng được xem là nghĩa trang đầu tiên của Côn Đảo.

Xem thêm: nha tu con dao 8

Ảnh: Sưu tầm

Tiến đến khu vực nhà chúa Đảo cũng là nơi rất đáng để tham quan, với tổng diện tích là 18.600m2, bao gồm các công trình như: nhà phụ, nhà ở nhân viên, nhà đảo chúa, hệ thống sân, cổng và tường rào bao quanh. Trước đây, nhà chúa Đảo là nơi làm việc của 53 Chúa Đảo nhưng từ ngày Giải phóng năm 1975, nơi đây đã được sử dụng để làm nơi triển lãm di tích lịch sử Côn Đảo.

Ngoài khu trại giam nổi bật trên, bạn có thể tham quan các khu khác như: Trại Phú Hưng, Nhà Công Quán, Cầu Tàu, Lò Vôi, Phòng điều tra....

5. Nhà tù Côn Đảo hiện nay như thế nào?

Nhà tù Côn Đảo hiện nay đã trở thành một trong 23 khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng của nước ta.

nha-tu-con-dao-9

Ảnh: @ha.thaor

Hiện nay, nhà tù Côn Đảo cũng đã được tu sửa và tái hiện lại một cách chân thực cảnh cai ngục tra tấn tù nhân bằng những bức tượng người được dựng lên nhằm giúp cho du khách đến tham quan có thể dễ dàng thấy được. Cũng như mong muốn thế hệ đi sau có thể biết đến, đồng thời nhớ ơn những người anh hùng có công vơi đất nước.

nha-tu-con-dao-10

Ảnh: Sưu tầm

nha-tu-con-dao-11

Ảnh: Sưu tầm

nha-tu-con-dao-12

Ảnh: Sưu tầm

nha-tu-con-dao-13

Ảnh: Sưu tầm

Tuy bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man nhưng tinh thần yêu nước vẫn vượt lên trên. Dù bị đàn áp dã man nhưng nhiều chiến sĩ trong tù đã đấu tranh tuyệt thực đòi quyền lợi, giảm mức khổ sai, bãi bỏ đánh đánh đập. Thậm chí, đã có hàng trăm cuộc vượt ngục diễn ra, dù phải đánh đổi xương máu, mạng sống.

Tuy khó khăn là thế nhưng với sự mưu trí, dũng cảm đã có những cuộc vượt ngục diễn ra thành công vào ngày 2/3/1952 của nhiều chiến sĩ cách mạng.

6. Các địa điểm tham quan gần nhà tù Côn Đảo

STT Địa điểm tham quan Khoảng cách
1 Nghĩa trang Côn Đảo 450m
2 Đền thờ Côn Đảo 1.1km
3 Bảo Tàng Côn Đảo 140m
4 Vườn Quốc Gia Côn Đảo 3km
5 Vịnh Đầm Tre 13km
6 Bãi Suối Nóng 13,2km

Nhà tù Côn Đảo chắc chắn sẽ là một điểm tham quan du lịch mà những ai yêu thích lịch sử dân tộc không thể bỏ qua. Nếu có dịp tới tham quan khu di tích này đừng quên bày tỏ lòng thành kính với các chiến sĩ đã khuất nhé.

Ảnh đại diện: Sưu tầm

Xem thêm bài viết:
Đăng ký nhận khuyến mãi

© DIGITICKET 2024. All rights reserved.