Welcome to Digiticket

Home Kinh nghiệm Du lịch Hà Nội “Thoát ế” với 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực thiêng

“Thoát ế” với 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực thiêng

Ngày đăng : 16/01/2024
Ghé thăm ngay 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng và cùng cầu mong cho đường tình duyên năm tới thật thuận lợi và an lành nào.
Nội dung chính

Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, vậy mà bạn vẫn còn đang lẻ bóng một mình? Sao không thử đi chùa cầu cho đường tình duyên thuận lợi, sớm gặp được "ý chung nhân". Hãy cùng Digiticket tìm ra giải pháp với 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng và đã bén duyên cho nhiều cặp đôi.

1. Chùa Hà

  • Vị trí: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Hà có lẽ là địa chỉ cầu duyên Hà Nội quá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà Thành đã coi nơi đây như là một nơi để cầu duyên, hy vọng đường tình duyên của mình đỡ phần lận đận. Nhưng ít ai biết rằng, chùa Hà không phải nơi thờ Ông Tơ bà Nguyệt hay gắn với một sự tích nào nói về tình duyên lứa đôi.

Chùa Hà được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, nằm nép mình dưới vòm cây cổ thụ to lớn như là một vị thần che chở, mang lại sự bình yên cho chùa. Ngôi chùa mang đậm những dấu tích của lịch sử với những họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ và nổi bật là hình hổ phù, rồng đuôi xoắn,...

Ngoài ra, ngôi chùa còn là nơi lưu giữ chuông đồng Thánh Đức - di vật thời Tây Sơn. Chiếc chuông được đúc tinh tế, trên thân chuông được khắc bài minh do Nguyễn Khuê soạn.

chua cau duyen o ha noi 1

Ảnh: @van_bong

2. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng. Phủ Tây Hồ mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thế nên, những nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của thời gian.

Đến với Phủ, du khách còn được chiêm những công trình kiến trúc độc đáo và được thiết kế đầy tỉ mỉ như cổng tam quan, kiến trúc chính xây dựng theo lối 3 nếp,... Phủ Tây Hồ hiện tại còn là nơi lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật khá cao thuộc thế kỷ XIX, XX. Những di vật đặc trưng phải kể đến bộ tượng tròn, hoành phi, câu đối,... và đặc sắc nhất là bức đại tự viết: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện).

chua cau duyen o ha noi 2

Ảnh: Sưu tầm

3. Chùa Phúc Khánh

  • Vị trí: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Khác với nhiều ngôi chùa thông thường, chùa Phúc Khánh tọa lạc trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp. Nhưng vào mỗi dịp lễ Tết, ngôi chùa vẫn thu hút được đông đảo du khách và người dân địa phương đến chiêm bái, cầu bình an và cầu duyên cho năm tới.

Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thờ Phật truyền thống. Cách bố trí thờ tự được thiết kế từ ngoài vào trong, với Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai.

Tại Hậu cung thì đặt tượng Cửu Long, tượng Phạm Thiên và Đế Thích, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn và Tam thế. Đặc biệt, các di vật của chùa khá phong phú như 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII, 21 tấm bia đá, chuông đồng, cửa võng 14 bộ,...

chua cau duyen o ha noi 6

Ảnh: Sưu tầm

4. Am Mỵ Châu – chùa Cổ Loa

  • Vị trí: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Am Mỵ Châu còn được biết đến với tên gọi khác là Am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu. Theo dân gian, nơi đây được biết đến là am thờ công chúa Mỵ Châu không đầu, được cho là lời hứa của nàng quay về hầu cha. Một trong những dấu tích lịch sử rõ nhất của ngôi chùa này chính là cây đa trước am thờ, được tương truyền là do Ngô Quyền đã trồng.

Khu am thờ của ngôi chùa được xây dựng và chia thành 2 phần chính. Tiền tế là một ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ 3 gian, được lợp mái ngói ta. Tại gian giữa có ban thờ gọi là “hương án tiền”, phía trên có bức cuốn thư đề 4 chữ Hán "Tốn cung diên tuý" (cung thờ người con gái) và có 4 câu đối nói về lòng trung tín của công chúa Mỵ Châu. Tiếp theo là hậu cung, đây là nơi đặt ban thờ bà chúa Mỵ Châu. Phía trên có đặt ngai thờ, gian trong cùng là nơi đặt tượng đá. 

Đây cũng là một trong các địa điểm đền, chùa ở Hà Nội nổi tiếng về cầu duyên

chua cau duyen o ha noi 7

Ảnh: @thuhuyen.tt

5. Chùa Trấn Quốc

  • Vị trí: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc được mệnh danh là ngôi chùa cổ đẹp nhất tại Việt Nam, đây còn là còn là ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng. Chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ phía Đông của Hồ Tây nên bốn phía là khung cảnh sông nước mênh mông, trữ tình.

Ngôi chùa được xây dựng khá lâu trước đây và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng các nét kiến trúc cổ vẫn được lưu giữ kỹ lưỡng và còn khá nguyên vẹn. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính là Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện được nối với nhau thành hình chữ Công (工).

chua cau duyen o ha noi 3

Ảnh: @davidrocaberti

6. Chùa Quán Sứ

  • Vị trí: 73 Phố Quán Sứ, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Quán Sứ được biết đến là sự kết hợp của nền nghệ thuật kiến trúc và lối trang trí của nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc lúc bấy giờ. Chùa tuân theo lối xây dựng truyền thống là “nội Công ngoại Quốc”.

Thời gian gần đây, chùa Quán Sứ cũng được trùng tu và nâng cấp, nhất là khu vực giữa và phía sau chùa. Nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc tiêu biểu và cổ kính. Vào mỗi dịp Lễ Tết, chùa Quán Sứ cũng thu hút được người dân ở khắp mọi nơi ghé thăm và cầu bình an, với những bạn trẻ thì nơi đây còn là địa chỉ cầu duyên rất linh.

chua cau duyen o ha noi 8

Ảnh: @duonggduongg_

Sau khi lễ chùa ở đây, bạn có thể ghé qua ghé Phố bích họa Phùng Hưng Hà Nội lưu giữ vài kiểu ảnh kỷ niệm. 

  • Vị trí: Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cuối cùng mà Digiticket muốn giới thiệu là Chùa Láng. Ngôi chùa được biết đến là nơi thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Ngôi chùa luôn toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm và mang đậm nét kiến trúc lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Chùa Láng có thiết kế với cổng ngoài đồ sộ, vững chắc cùng kết cấu bốn cột vuông kết hợp ba mái vòm cong. Các mái được gắn với giàn sườn, mái ở cổng chính cao hơn hai mái ở cổng phụ. Những hình ảnh này gợi liên tưởng tới lối kiến trúc mái trong nghệ thuật thiết kế cổng Phủ Chúa. Đến thăm chùa Láng, du khách có thể chiêm ngưỡng các công trình nổi bật như nhà Bát Giác, nhà bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện,…

chua cau duyen o ha noi 10

Ảnh: @legoahead

Với 7 ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội, Digiticket hy vọng bạn sẽ có người "sưởi ấm trái tim". Vậy bạn còn chờ gì mà không chuẩn bị đồ cầu duyên để năm mới không còn đơn côi một mình nữa.

Ảnh đại diện thuộc bản quyền: @hanoicapital

Bài viết bạn quan tâm:

  • Du lịch chùa Hương cần chú ý gì? Kinh nghiệm chi tiết nhất
Đăng ký nhận khuyến mãi

© DIGITICKET 2024. All rights reserved.