Lăng tẩm ở Huế luôn là đề tài hấp dẫn cho khách du lịch trong, ngoài nước và các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa – lịch sử dân tộc. Kinh thành Huế có tới 7 khu lăng tẩm trong đó đẹp nhất, đồ sộ nhất phải kể đến là Lăng Khải Định. Hãy cùng Digiticket dạo quanh một vòng Lăng Khải Định Huế để xem nơi này có điều gì độc đáo về lịch sử và kiến trúc nhé!
Đôi nét về Lăng Khải Định Huế: Hướng dẫn di chuyển
- Địa chỉ: núi Châu Chữ, thị xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30
Lăng Khải Định Huế xứng danh lăng tẩm đẹp nhất kinh cô bởi hội tụ rất nhiều nét độc đáo về kiến trúc. Công trình đồ sộ này là sự thiết kế công phu, thể hiện nét văn hóa Đông – Tây kết hợp. Đến thăm Lăng Khải Định, bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu di tích cố đô, mà còn có thể chụp được cả album ảnh cực đẹp với nhiều background lí tưởng.
Lăng Khải Định còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Đây là nơi chôn cất vị vua thứ 12 của Triều Nguyễn – vua Khải Định. Lăng tẩm này được xây cất ở khu vực núi Châu Chữ, nằm cách trung tâm Huế khoảng 10km. Cùng với các quần thể lăng tẩm khác, Lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mặc dù diện tích không lớn lăng tẩm này vẫn rất đẹp, chạm khắc tinh xảo. Ước tính phải mất 10 năm xây dựng lăng tẩm mới được hoàn thành. Nơi đây xứng danh là công trình đẹp nhất trong số 7 lăng mộ ở Huế mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
Ảnh: @meogiacutduoi
Giá trị lịch sử của Lăng Khải Định Huế
Lăng Khải Định được xây dựng từ năm 1916. Khi đó vua Khải Định vẫn đang cầm quyền, ông quyết định xây dựng rất nhiều dinh thự, cung điện cho giới hoàng tộc. Riêng mộ phần cho bản thân mình, vua đã trực tiếp tham khảo ý kiến của các bậc thầy địa lý để lựa chọn nơi an nghỉ phong thủy nhất. Cuối cùng, vua chọn triền núi Châu Chữ - nơi phong cảnh hữu tình, hội tụ đủ mọi lợi thế.
Lăng Khải Định được đặt ở giữa núi, hai bên là núi Kim Sơn và núi Chóp Vung được ví như Hữu Bạch Hổ và Tả Thanh Long trông giữ lăng mộ của vua. Đến tháng 9/ 1920, lăng tẩm mới bắt đầu được xây dựng, do Lê Văn Bà – Đô thống phủ chỉ huy cùng đội nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ. Phải đến năm 1930, lăng tẩm mới cơ bản được hoàn thành.
Việc xây Lăng Khải Định lúc đó bị phản ứng dữ dội của nhân dân do vua kí quyết định tăng tiền thuế điền 30% để xây dựng lăng. Mặc dù kích thước lăng chỉ khoảng 117m x 48,7m nhưng kiến trúc cực kì công phu, việc xây dựng tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Thậm chí, vua còn sai người đi Pháp để nhập sắt, thép, vật liệu, sai đánh thuyền đi Trung Quốc và Nhật Bản mua gốm sứ, thủy tinh màu để tạo nên lăng tẩm có một không hai này.
Ảnh: @athtonynguyen83
Kiến trúc độc đáo của lăng Khải Định
Có thể nói Lăng Khải Định Huế là một kiệt tác về kiến trúc. Về cơ bản, lăng mộ vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống từ thời Nguyễn, nhưng sáng tạo thêm nhiều nét độc đáo, lạ mắt.
Toàn thể lăng là hình chữ nhật với tổng cộng 127 cấp bậc. Kiến trúc lăng mộ còn phảng phất nhiều nét đẹp của Ấn Độ, trường phái kiến trúc Gothic, Roman, Phật giáo... Ví dụ như vòm cửa và cột bát giác là lối biến thể của Roman, Nhà Bia có những cây thánh giá khẳng khiu vươn lên bầu trời. Đây là nét rất mới lạ mà bạn chỉ thấy được ở lăng Khải Định.
Ảnh: @thanhhuyenmonitor
Kinh nghiệm du ngoạn lăng Khải Định Huế
Tham quan cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là cổng chào đón bạn, thuộc tầng đầu tiên của lăng tẩm. Cổng được chia làm 2 phần là Hữu Tòng Tự và Tả Tòng Tự. Đây là nơi thờ tự của những vị công thần thời bấy giờ. Muốn đến được cổng này, bạn phải đi qua 37 bậc tam cấp.
Ảnh: @dung.tran26011986
Nghi Môn và sân Bái Đính
Qua Cổng Tam Quan, bạn tiếp tục đi thêm khoảng 29 bậc thang nữa là đến Nghi Môn và sân Bái Đính. Đây là tầng thứ 2 của lăng tẩm. Nơi đây có các tượng quan văn võ sum họp được tạc theo lời du khách giống y như thật.
Cung Thiên Định
Đây là nơi cao nhất của vị trí cao nhất của lăng Khải Định nằm ở tầng thứ 5. Nơi đây có dạng hình chữ nhật, bên dưới nền là đá cẩm thạch. Bên trong có điểm nhấn là những bức phù điêu tinh xảo được chế tác từ thủy tinh và sành sứ cao cấp vừa đẹp mắt vừa trang trọng.
Ảnh: @quan.cartoon
>>> Xiêu lòng trước Đại Nội Huế – địa điểm sống ảo “đẹp hết nấc”Điện Khánh Thành
Nơi đặt án thờ vua Khải Định là Điện Khánh Thành, được đúc bằng bê tông, có sơn màu đồng và trang trí nhiều họa tiết màu vàng. Bên trên bức hành phi là dòng chữ Khải Thành Điện và bên dưới là thi hài của vua Khải Định.
Chiêm ngưỡng tượng đồng vua Khải Định
Đây là bức tượng độc đáo nhất tại Ứng Lăng. Bức tượng tạc vua được xem như hiện vật quý nhất giúp bạn hình dung về hình ảnh vị vua này.
Ảnh: @lu.peoo
Giá vé Lăng Khải Định Huế là bao nhiêu?
Giá vé thăm quan Lăng Khải Định trước kia là 150.000 đồng/ người lớn và 30.000 đồng/ trẻ em, nhưng hiện mức giá này đang được điều chỉnh, mới nhất là 75.000 đồng/ người lớn và 15.000 đồng/ trẻ em.
Lưu ý khi thăm quan Lăng Khải Định:
- Kinh nghiệm là bạn nên tham quan Lăng Khải Định vào những ngày nắng, không nên đi vào ngày mưa để thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan.
- Thời gian khám phá Lăng Khải Định lí tưởng là khoảng 1 – 2 tiếng do lăng tẩm có diện tích khá nhỏ, bạn nên chú ý để sắp xếp lịch trình cho phù hợp.
- Bạn có thể tham khảo tour du lịch lăng tẩm ở Huế để có hướng dẫn viên tư vấn cụ thể.
- Bạn hãy mang theo trang phục phù hợp để tha hồ chụp ảnh sống ảo nhé!
Ảnh: @_bth236
>>> Set kèo check in kiểu “ma mị” tại Lăng Minh Mạng HuếGợi ý địa điểm du lịch gần Lăng Khải Định Huế
Để chuyến đi của bạn có lịch trình thuận lợi nhất, hãy tham khảo một số gợi ý địa điểm du lịch hấp dẫn dưới đây nhé:
Địa điểm | Khoảng cách |
Đại Nội Huế | 9,1 km |
Lăng Minh Mạng | 3 km |
Chùa Thiên Mụ | 11,5 km |
Núi Ngự Bình | 7,5 km |
Đồi Vọng Cảnh | 6,3 km |
Điện Hòn Chén | 11,3 km |
Đồi Thiên An – Hồ Thuỷ Tiên | 3,5 km |
Bài viết là tất cả những gì bạn có thể tìm hiểu về Lăng Khải Định Huế. Nếu bạn đang chuẩn bị có chuyến du lịch Huế, đừng bỏ lỡ cơ hội “mắt thấy tai nghe” những điều kì diệu ở lăng tẩm này nhé!
Tìm hiểu thêm: