Xứ Huế mộng mơ với bờ sông Hương và Nhã nhạc Cung đình Huế luôn là điểm đến được rất nhiều người lựa chọn. Nếu đã đến Huế chắc chắn bạn phải một lần ghé thăm quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới của Việt Nam. Cùng Digi dạo bước khám phá nơi này nhé.
1. Giới thiệu vài nét về Cố đô Huế
Cố đô Huế toạ lạc tại thành phố Huế mộng mơ nằm ở dải đất hẹp giữa miền trung Việt Nam. Nhờ những di sản của các triều đại phong kiến để lại từ xa xưa và dòng sông Hương vẫn nhẹ nhàng chảy mà Huế còn được gọi là xứ thơ.
Ảnh: @thuhoai98888
Quần thể di tích Cố đô Huế tọa lạc ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, chứa đựng rất nhiều di tích văn hóa - lịch sử được xây dựng trong thế kỷ 19 - 20 dưới triều nhà Nguyễn. Đến với mảnh đất cố bạn không chỉ được tìm hiểu về lịch sử qua những di tích quý giá mà còn có những bức hình sống ảo lung linh đấy nhé.
Ảnh: @thaochumogridge
Cố đô Huế có 3 vòng thành: Kinh Thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành, mỗi một tòa thành đều là những công trình kiến trúc đặc sắc. Những tòa nhà cổ kính, nguy nga mang theo nét xưa cũ sẽ mang bạn về với cung đình xưa ở nhà Nguyễn, đắm chìm cùng không gian và lịch sử nơi đây.
2. Cách di chuyển đến Cố đô Huế
Để di chuyển đến Cố đô Huế thì đầu tiên bạn phải có mặt tại Huế sau đó sẽ từ một số điểm ở Huế mà di chuyển đến địa điểm du lịch khó có thể bỏ qua này.
Di chuyển đến thành phố Huế
Thành phố Huế nằm ở miền trung Việt Nam cách Đà Nẵng 112 km, có sân bay, ga tàu và bến xe thế nên các bạn có rất nhiều lựa chọn để có thế đi đến thành phố mộng mơ này.
Ảnh: Sưu tầm
Máy bay có lẽ là phương tiện được ưu tiên nhất dành cho các bạn ở xa. Các bạn có thể đáp xuống ở sân bay Phú Bài từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Quy Nhơn,... từ chuyến bay của một số hãng như: Vietnam Airlines, VietjetAir, Jetstar.
Ga Huế chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 1km nên tàu hoả là một trong những phương tiện di chuyển tới Huế khá được ưa chuộng. Các bạn có thể di chuyển từ: Vinh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nha Trang,... bằng tàu hoả để đến với Huế.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu như không bị say xe hay muốn lựa chọn phương tiện có giá thành khá rẻ thì bạn có thể chọn phương tiện xe khách. Xe khách đi tới Huế có cả xe ghế ngồi và xe giường nằm, nên đối với các bạn ở xa thì nên chọn xe giường nằm vì quãng đường dài ngồi lâu sẽ rất mệt. Nếu như ở Hà Nội bạn có thể tới bến xe: Bát Giáp, Nước Ngầm, Lương Yên; Ở Sài Gòn thì có thể tới bến xe miền Đông để mua vé.
Nếu như ở các vùng lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam,... thì bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, xe ô tô để di chuyển tới Huế. Quãng đường không quá xa nên bạn có thể vừa lái xe vừa thưởng thức phong cảnh thơ mộng bên đường.
Ảnh: @briankieu
Di chuyển tới Cố Đô Huế
Sau khi đã di chuyển tới Huế bạn có thể dễ dàng di chuyển tới Cố Đô Huế bằng nhiều phương tiện như taxi, grab hay nếu muốn tự đi thì bạn có thể thuê xe máy ngay tại nơi lưu trú của mình với mức giá từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/ ngày sau đó chỉ cần đi theo hướng dẫn của bản đồ google hoặc hỏi những người dân thân thiện là bạn có thể tới nơi rất nhanh chóng rồi. Trong các phương tiện di chuyển đi xe máy là tiện nhất để biết được địa điểm thuê xe máy bạn có thể tham khảo: 9 địa chỉ cho thuê xe máy chất lượng, giá rẻ nhé.
3. Điểm đến không thể bỏ qua ở Cố đô Huế
Đến được với Cố đô Huế rồi thì đừng bỏ qua bất cứ ngóc ngách nào ở Quần thể di tích này được. Kỳ Đài Trường, Điện Long An, Kinh Thành Huế, các di tích lăng mộ,... mỗi một khu vực đều có một điểm đặc sắc riêng nhưng đều mang rất nhiều dấu ấn lịch sử đáng gìn giữ.
Ảnh: @ngoclittle18
Đại Nội Huế
Mất gần 30 năm để xây dựng, Đại nội Huế hay còn gọi là Hoàng Thành Huế có hơn 10 cửa ra vào với hơn 24 pháo đài để phòng thủ, quả thực là một kiến trúc kỳ công được xây dựng lúc bấy giờ. Đại Nội nằm bên trong Kinh Thành, là vòng thứ 2 trong quần thể kiến trúc này.
Trước đây, Đại Nội được xây dựng với mục đích bảo vệ các cung điện quan trọng của triều đình. Đại Nội được bao quanh bởi hàng tường thành hình vuông. Vào Đại Nội điều đầu tiên và cũng là điều gây ấn tượng nhất đối với du khách chính là Cổng Ngọ Môn.
Ảnh: @quynh_vu_0311
Có thể nói đây là một trong những công trình cực kỳ đồ sộ tại Việt Nam thời bấy giờ. Ngọ Môn có nghĩ là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ - hướng Nam cũng chính là hướng dành cho các bậc vua chúa.
Ảnh: @kmahinteriors
Bước vào bên trong bạn có thể chiêm ngưỡng những công trình miếu thờ, đền đài đậm chất lịch sử, vừa bế thế lại nguy nga. Khiến người ta ngạc nhiên chính là những công trình đó đều được xây dựng vào thế kỷ 19, 20, chắc chắn sẽ khơi gợi được lòng hứng khởi của bạn khi khám phá nơi đây.
Xem ngay: Xiêu lòng trước vẻ đẹp của Đại Nội Huế
Ảnh: Sưu tầm
Kỳ Đài Trường
Kỳ Đài Trường hay còn được gọi là Cột Cờ, nằm ngay giữa mặt nam của Kinh Thành Huế vô cùng uy nghi. Chỉ cần đứng từ đằng xa bạn đã có thể nhìn thấy ngay Cột cờ to lớn này. Bạn có thể thu gọn cả thành phố Huế xinh đẹp vào tầm mắt khi đứng ở nơi này. Nơi đây từng là nơi đánh dấu rất nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng tại Huế. Cùng xem chi tiết Kỳ đài Huế tại đây nhé
Ảnh: @lis.sa.309
Điện Long An
Điện Long An là nơi nghỉ ngơi thư giãn của Vua sau lễ Tịch Điền vào mỗi đầu Xuân năm mới. Nhắc đến những cung điện đẹp nhất ở Kinh Thành chắc chắn sẽ có tên Điện Long An. Hiện nay, Điện Long An chính là bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế. Nếu như muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy, giàu tính nghệ thuật, vừa thanh nhã lại trang nghiêm của nét kiến trúc xưa từ thời Nguyễn thì chắc chắn phải tới nơi này.
Ảnh: Sưu tầm
Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm có một kiến trúc được thiết kế vô cùng cầu kỳ nhưng lại rất hài hòa hòa hợp với thiên nhiên nơi đây. Với chu vi 1500m bao gồm các loại sen trắng được trồng kết hợp cùng với những loại hoa cỏ mọc tự nhiên bên ven hồ, nơi đây quả là chốn thư giãn đủ mãn nhãn bất cứ ai. Hồ Tịnh Tâm là danh lam thắng cảnh kinh thành có kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam ở thế kỷ 19. Nơi đây có những tọa độ sống ảo vô cùng hấp dẫn, nếu bạn muốn có bộ ảnh đẹp thì xem ngay bài viết này nhé:
>>>>>4 “tọa độ” sống ảo đẹp ngỡ ngàng tại hồ Tịnh Tâm
Ảnh: @jack240987
Quốc Tử Giám
Trường Quốc Tử Giám là ngôi trường Quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến ngôi trường này bạn sẽ cảm nhận được tinh thần hiếu học từ những di tích còn lại ở trường này - Nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Không gian thoáng đãng phù hợp cho môi trường học tập cùng với những họa tiết trang trí tinh xảo chính là điểm đặc trưng ở nơi đây.
Ảnh: Sưu tầm
Đình Phú Xuân
Đình Phú Xuân mang theo nét kiến trúc dân gian độc đáo, không những là chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị nghệ thuật đối với những ai mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc ở thế kỷ 19.
Ảnh: Sưu tầm
Tử Cấm Thành
Sau khi khám phá Hoàng Thành, tiếp tục tiến sâu vào bên trong bạn sẽ gặp ngay Tử Cấm Thành, vòng thành thứ 3 của Cố Đô Huế. Nơi đây sẽ khiến bạn hình dung một cách rõ ràng hơn đời ống sinh hoạt của Vua chúa hồi xưa và những người thuộc hoàng gia.
Ảnh: Sưu tầm
Vào đến vòng thành này bạn có thể chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu như: Điện Cần Chánh - Nơi mà vua chúa xưa dùng để thiết triều, tổ chức yến tiệc hoàng gia; Điện Kiến Trung - Nơi này được dùng làm để vua chúa sinh hoạt hàng ngày; Thái Bình Lâu - Nơi dùng để nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, viết thơ hay làm văn,....
4. Trang phục nên mặc khi tới Cố Đô Huế
Ảnh: @lann_huonggg
Đến với Cố Đô Huế, một nơi chứa đựng rất nhiều yếu tố lịch sử, tuy lãng mạn nhưng cũng đầy trang nghiêm thế nên các bạn cũng nên chú ý về trang phục, không nên ăn mặc quá hở hang. Hơn nữa quần thể di tích Cố Đô Huế có diện tích rất rộng nên mặc thoải mái thì sẽ dễ di chuyển hơn nhiều.
Ảnh: @ceciliaxxlee 15
Chỉ cần một bộ trang phục thoải mái như áo phông quần dài và một đôi giày thể thao hay đơn giản là một chiếc váy liền dài qua gối cùng với một đôi xăng đan thì sẽ cực kỳ thoải mái và lịch sự nhé. Nếu như cầu kỳ hơn một chút, thì một bộ áo dài hay một số loại trang phục truyền thống khác sẽ cực kỳ thích hợp với Cố Đô Huế đấy.
Hy vọng rằng những thông tin được Digiticket tìm hiểu và tổng hợp ở trên đã giúp cho chuyến đi Cố Đô Huế của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Không những có thể tìm hiểu về lịch sử mà còn mang về cả một bộ ảnh mơ mộng cùng xứ Huế nữa.
Xem thêm bài viết: