Bản Tả Phìn Sapa với nét đẹp mộc mạc, thuần khiết khiến bất cứ ai đến đây đều thích thú. Cùng Digiticket Blog khám phá kinh nghiệm du lịch bản Tả Phìn và những điều thú vị tại đây.
1. Bản Tả Phìn ở đâu?
Bản Tả Phìn cách thị trấn Sapa khoảng 12km về phía Đông Bắc. Nơi đây là địa phận cư trú chủ yếu của đồng bào người Dao, H’Mong. Người dân nơi đây sống hòa mình với thiên nhiên. Họ rất thật thà, hiếu khách và thân thiện, gần gũi.
Ảnh: Sưu tầm
Bản Tả Phìn nép mình e lệ giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, với con suối hiền hòa uốn quanh. Đêm ngày bao bọc lấy những ngôi nhà ấp cúng của người dân nơi đây.2. Hướng dẫn đường vào bản Tả Phìn Sapa
Nếu đi từ trung tâm thị trấn Sapa, bạn đi men theo tuyến đường quốc lộ 4D khoảng 5km. Rẽ trái bạn sẽ thấy cổng bán vé bản Tả Phìn. Bạn mua vé vào bản. Từ điểm bán vé tới đầu bản bạn cần đi thêm quãng đường 7km.
Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, hãy đặt xe Hà Nội – Sapa. Rồi tiếp tục xuất phát từ Sa Pa tới Tả Phìn theo cung đường trên nhé.
Từ Sapa bạn có thể lựa chọn đi xe con, taxi hoặc xe máy. Bản Tả Phìn cách Sapa khá xa nên, đường đi bản Tà Phìn Sapa nhiều đèo dốc khá khó khăn.
Nếu bạn chắc chắn vào tay lái hãy lựa chọn thuê xe máy Sapa để tiện di chuyển và chủ động dừng chân check –in cảnh sắc trên đường. Giá thuê xe máy tại Sapa dao động từ 100.000 – 200.000 vnđ/xe/ngày. Nếu bạn đi theo nhóm 4-6 người thì taxi là sự lựa chọn không tồi. Chi phí taxi dao động 500.000- 700.000/ngày.
Đường đi bản Tả Phìn sẽ đối diện với những cung đường đèo dốc khúc khuỷu, có đoạn đường khá gồ ghề. Có đoạn đường nhỏ chỉ đủ cho một xe đi, các xe tránh nhau phải nép sát vào vách núi. Nếu bạn ít đi đường miền núi thì nên cân nhắc nhé.
Giá vé vào bản: 40.000 vnđ/vé người lớn; 20.000 vnđ/vé trẻ em (trẻ em dưới 1m miễn phí)
3. Tham quan bản Tả Phìn có gì đẹp?
Nếu đang tìm kiếm những cảnh đẹp ở Sapa để check in thì hãy đến ngay bản Tả Phìn. Tả Phìn tựa như một nàng công chúa đang ngủ quên trong rừng, nàng công chúa ấy với vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc nhưng lại làm sao lòng bất kỳ ai ghé tới. Bản Tả Phìn nên thơ với ruộng bậc thang vô tận. Nơi đây có hang động, tu viện Tả Phìn, với những làng nghề truyền thống, hãy cùng khám phá điều đặc biệt này nhé.
3.1 Ruộng bậc thang
Những thửa ruộng bậc thang cong cong nối đuôi nhau, trông xa tựa như dải lụa đào uốn lượn quanh triền đồi. Ruộng bạc thang ở đây mỗi mùa mang một nét đẹp riêng.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu bạn ghé vào mùa nước đổ, bạn sẽ được ngắm nhìn thửa ruộng bậc thang san sát nhau tựa dòng suối bạc, nước đầy ăm ắp, phản chiếu những bóng mây đang lững lờ trôi trên nền trời xanh, xa xa là những người nông dân đang miệt mài làm việc.
Vào mùa vụ, cả một không gian xanh ngát hiện ra trước mắt bạn. Một màu xanh vô tận. Xen kẽ đó là những khe nước nhỏ xíu, trắng ngần điểm xuyến vào cánh đồng xanh.
Ảnh: Sưu tầm
Mùa lúa chín cả bản như chìm trong sắc vàng. Gió đưa hương lúa non tới từng ngõ ngách. Thấy hương lúa là thấy niềm vui, mọi người trong bản đều mừng rỡ với mùa màng bội thu. Không khí lao động hăng say xen lẫn cái tĩnh lặng của thiên nhiên. Thật không thể diễn tả hết được bằng câu chữ. Tới Tả Phìn hãy quên hết những lắng lo, muộn phiền. Hãy đắm chìm vào thiên nhiên hoang sơ và đi tìm sự thanh thản trong tâm hồn mình.
3.2 Hang động Tả Phìn
Hang động Tả Phìn sẽ là điểm đến lôi cuốn dành cho những bạn yêu thích khám phá. Người dân địa phương gọi là Ti Ô Cẩm, thuộc một dãy núi cùng nhánh với dãy Hoàng Liên Sơn. Hang động có chiều cao khoảng 5m chiều rộng tầm 3m.
Ảnh: Sưu tầm
Từ cửa hàng tới sâu hơn chỉ một người đi vừa, càng đi sâu lòng hang như càng hẹp lại, sâu hun hút như thách thức du khách. Trên đường khám phá, bạn sẽ bắt gặp những khối đá thạch nhũ to, nhỏ với đủ hình thù khác nhau.
Đây là điểm thách thức trí tưởng tượng của bạn, có nhũ đá như nàng tiên cá, có hòn giống mân xôi khổng lồ, có chỗ lại giống những chiếc cột đan xen… Ánh sáng mờ ảo, nhìn ra những điều bí ẩn trong hang hẳn sẽ là kỷ niệm khó quên.
Ảnh: Sưu tầm
Những giọt nước thấm qua khe đá khẽ khàng rơi xuống tí tách. Trong không gian yên lặng, tiếng rơi của giọt nước cũng trở nên thánh thót diệu kỳ.
Đường đi vòng vèo, vách đá 2 bên có nhiều hẻm. Khi thám hiểm bạn nên đi men theo vách núi lớn, đường đi lúc lên lúc xuống, chỗ rộng chỗ lại chỉ vừa một người đi. Dù thế nào sau một hồi thám hiểm bạn vẫn vòng lại được cửa hang nên hãy yên tâm thám hiểm bạn nhé.
3.3 Tu viện Tả Phìn
Tu viện được xây dựng cách đây gần 80 năm. Nơi đây dành cho các nữ tu theo đạo Kito giáo sinh hoạt trong nhiều năm trước khi rời về Hà Nội vào năm 1945. Từ đó đến nay, tu viện bỏ hoang thành phế tích. Trải qua bao thăng trầm của thời gian. Lớp ngoài tu viện phủ rêu phong, những cây nhỏ mọc dại tạo nên nét huyền bí.
Ảnh: Sưu tầm
Check – in ở tu viện mang lại cảm giác hoài cổ với những bức tường rêu phong cũ kỹ đi cùng năm tháng. Tu viện được xây dựng theo kiến trúc phương Tây càng làm cho bức ảnh trở nên huyền ảo.
Do xây dựng lâu năm, nên có một số hạng mục của tu viện xuống cấp. Bạn nên quan sát kỹ trước khi tiến lại gần check – in nhé.
3.4 Hòa mình với cuộc sống của người dân vùng cao
Con người là yếu tố quan trọng nhất để người ta nhớ về một vùng đất, không xô bồ, không chất chưa ưu tư phiền muộn. Người dân địa phương chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống quen với ruộng nương nên “cái bụng họ hiền như đất”. Những người lớn trong bản niềm nở hỏi han bạn, những cô thiếu nữ H’Mông lại e thẹn cười đỏ mặt rồi quay đi. Những em bé trong bản vui mừng hớn hở mỗi khi được cho kẹo bánh.
Ảnh: Sưu tầm
Hòa cùng nhịp sống ở đây bạn cũng thấy mình như được trẻ lại, tâm hồn như những đứa trẻ. Mải mê nô đùa không còn bận tâm với những việc xung quanh.
Người dân nơi đây thân thiện vô cùng. Bạn có thể ghé qua nhà bất kỳ người dân nào trong bản xin ngủ nhờ. Tối đến ngồi quanh bếp lửa hồng, cùng nhau cạn chén rượu nồng. Cùng nhau trò chuyện, nghe họ kể về cuộc sống nơi đây. Bạn như được trở về tuổi thơ với câu chuyện cổ tích của bà năm xưa.
Đến đây vào mùa lễ hội bạn sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng nhiều tiết mục văn nghệ. Khám phá nhiều phong tục tập quán của đồng bào dân tộc như: Nghi lễ cưới, hát dao duyên, lễ cúng làng, lễ cúng giải hạn…
Ảnh: Sưu tầm
Dù bạn là nam hay nữ, tới bản Tả Phìn bạn sẽ bị hút hồn bởi những cô gái Dao, H’Mông xinh đẹp, xúng xính trong những bộ quần áo trang phục đầy màu sắc. Mỗi người một vẻ đẹp riêng biệt, một dấu ấn không lẫn vào đâu được.
3.5 Các làng nghề truyền thống ở bản Tà Phìn
Nếu bạn là người yêu thích du lịch làng nghề, bản Tả Phìn là địa điểm lý tưởng dành riêng cho bạn. Nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Bắc.
Làng nghề dệt thổ cẩm
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm được truyền từ mẹ sang con gái. Những cô gái trước khi về nhà chồng cần phải học dệt vải để tự may trang phục cưới cho mình, chăn gối cho gia đình chồng. Dần dần dệt thổ cẩm trở thành nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Ảnh: Sưu tầm
Thổ cẩm Tả Phìn đặc trưng với màu sắc bắt mắt. Nhuộm màu tự nhiên từ cỏ cây trong rừng. Mỗi hoa văn đều lấy cảm hứng từ núi rừng, ẩn chứa ý nghĩa thiêng liêng và tình yêu với thiên nhiên. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, thổ cẩm không chỉ tới tay du khách thăm quan mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Làng nghề khảm bạc
Người Dao Đỏ nổi tiếng với nghề khảm bạc từ bao đời nay. Những món đồ trang sức tinh tế được tạo nên nhờ đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Trải qua công đoạn: Nung, nấu, đúc, chạm mới cho ra đời được những món đồ giá trị cả về vật chất và tinh thần.
Ảnh: Sưu tầm
Làng nghề rèn
Trước sự phát triển của xã hội, làng nghề rèn vẫn kiên trì tồn tại tới ngày hôm nay nhờ sự miệt mài của người Dao và H’Mông. Đến đây bạn sẽ thấy không khí lao động hăng say với lò rèn luôn đỏ lửa. Tiếng búa, tiếng ke đập từng nhịp chan chát nghe chói tai. Sau nhiều công đoạn vất vả từng dụng cụ: Dao, kéo, cuốc, xẻng… ra lò. Phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con trong và ngoài bản.
3.6 Tắm lá thuốc người Dao
Sau một ngày tham quan mệt nhoài, thả mình vào bồn tắm với những loại thảo mộc, cây rừng thơm ngào ngạt. Mọi mệt mỏi dường như tan biến hết. Nếu bạn có dịp tới đây, hãy trải nghiệm tắm lá thuốc nhé. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe lên rõ rệt. Vì lá thuốc có chứng năng giúp giảm đau nhức cơ, đả thông tinh thần...
Ảnh: Sưu tầm
Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn thêm massage chân, hoặc toàn thân để lấy lại sức lực tiếp tục những ngày khám phá mảng đất kỳ diệu này nhé.4. Đi du lịch bản Tả Phìn Sapa ăn gì?
Đến Tả Phìn thì không thể không thưởng thức món ăn ẩm thực Sapa đậm vị núi rừng Tây Bắc nơi đây. Thịt lợn cắp nách, thịt gà chạy bộ trên bản dai ngon chắc thịt, canh thịt nấu măng…
Tất cả nguyên liệu đều là nguyên liệu sạch, lợn nuôi thả, gà chạy bộ, tôm cua bắt tại đồng ruộng, cá suối... Góp phần làm phong phú hơn ẩm thực địa phương chính là những loại rau rừng: Rau rớn, măng rừng...
Ẩm thực nơi đây được chế biến mang lại hương vị riêng biệt. Nhiều bạn sợ không hợp khẩu vị thì có thể mang sẵn một ít đồ ăn nhẹ nhé.
5. Lưu ý khi du lịch bản Tả Phìn
- Để chuyến đi bản Tả Phìn được trọn vẹn hơn, bạn nên lưu ý một vài điều sau nhé:
- Đường đi vào bản ghềnh dốc, nhiều ổ gà. Bạn nên chọn trang phục gòn gàng thoải mái. Đi giày thể thao. Hành trang mang theo những vật dụng cần thiết. tránh mang quá nhiều đồ ảnh hưởng tới quá trình di chuyển.
- Nên mang theo đèn pin để khám phá hang động Tả Phìn. Bạn nên nhờ người bản địa chỉ dẫn để tránh lạc đường khi vào hang động.
- Nên mang dự phòng đồ ăn nhẹ phòng trường hợp đồ ăn không hợp khẩu vị.
- Đặc biệt, bạn nên tham khảo một vài phong tục của người dân địa phương để có những hành xử phù hợp nhé.
Hy vọng những chia sẻ về bản Tả Phìn sẽ giúp bạn tìm được địa điểm du lịch “chân ái”. Nếu có cơ hội du lịch Sapa hãy đến và cảm nhận vùng đất nguyên sơ này bạn nhé.
Ngoài Tả Phìn, một số bản ở Sapa cũng rất được du khách yêu thích và tham quan, bạn có thể tham khảo thêm: